Đặc điểm lâm sàng giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn sự thích ứng
Tác giả: Đinh Thị Huyền, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thành LongTóm tắt:
Rối loạn sự thích ứng chiếm 0,9-1,4% dân số và là rối loạn thường gặp thứ 3 chiếm 11 - 18% trong các rối loạn tâm thần. Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng quan trọng và thường gặp trong các rối loạn sự thích ứng. Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh ở 40 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn sự thích ứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD - 10 (F43) điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần Bạch Mai, trong thời gian từ tháng 09/2017 đến tháng 06/2018 nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn sự thích ứng. Bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn cho nghiên cứu, đồng thời sử dụng thang điểm đánh giá giấc ngủ PSQI, chúng tôi đánh giá các triệu chứng và mức độ nặng rối loạn giấc ngủ. Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 25, sử dụng thuật toán mô tả (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ). Kết quả có 82,5% bệnh nhân rối loạn sự thích ứng có rối loạn giấc ngủ, chủ yếu là mất ngủ 100%, mất ngủ kèm theo ác mộng 40%, mất ngủ kèm theo giật mình khi ngủ 75%, thời gian mất ngủ xuất hiện sau sang chấn trung bình 2 tuần, thời gian ngủ trung bình mỗi đêm là 3 tiếng. Tỷ lệ mất ngủ ở nữ là 85% và ở nam là 77%. Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở nhóm nữ giới cao hơn nam giới với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Phát hiện mới về rối loạn giấc ngủ REM vô căn và bệnh Parkinson
- Đặc điểm gen KRAS, BRAF, các gen sửa chữa ghép cặp sai (MMR) và tình trạng biểu hiện protein MMR ở người bệnh ung thư đại trực tràng
- Nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện huyện Củ Chi
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não
- Đặc điểm hình thái vùng nối dạ dày thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược