CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Rối loạn giấc ngủ

  • Duyệt theo:
1 Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ / Đinh Vũ Ngọc Ninh, Nguyễn Xuân Trung, Hoàng Bùi Bảo, Trần Như Minh Hằng, Đặng Trần Khang, Ngọ Đình Đại, Dương Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Hằng // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 72-79 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 216 bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ điều trị tại Bệnh viện Quân Y 175 – Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 09/2023 đến tháng 06/2024. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: “Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ.

2 Phát hiện mới về rối loạn giấc ngủ REM vô căn và bệnh Parkinson / Trần Thụy Hương Quỳnh // .- 2024 .- Số 10 (787) .- Tr.55-56 .- 610

Nghiên cứu này là một phát hiện quan trọng để đánh giá nguy cơ mắc Parkinson ở nhóm bệnh nhân rối loạn giấc ngủ REM vô căn ngay cả khi chưa có triệu chứng Parkinson rõ rệt. Việc hiểu được các cơ chế cơ bản của những khiếm khuyết về vận động có thể đóng vai trò then chốt trong phát triển các thông số chẩn đoán và theo dõi bệnh lý Parkinson nói riêng, các bệnh lý thoái hóa thần kinh nói chung.

3 Đặc điểm chất lượng giấc ngủ ở sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng trong năm học 2023 - 2024 / Nguyễn Tuấn Anh, Dương Quý Sỹ, Đào Xuân Vinh // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 276-285 .- 610

Chất lượng giấc ngủ kém là tình trạng phổ biến trong số sinh viên và có liên quan đến tình trạng sức khỏe, hiệu suất học tập giảm đi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 492 sinh viên trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng từ tháng 1 đến tháng 3/2024 với mục tiêu nghiên cứu đánh giá chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường. Thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi PSQI bằng hình thức trả lời phát vấn. Xử lý phân tích số liệu bằng phần mềm STATA 17.0.

4 Factors that related with sleep disturbance among older nursing home residents with dementia / Tran Viet Luc, Nguyen Xuan Thanh, Nguyen Ngoc Tam, Vu Thi Thanh Huyen // .- 2024 .- Volume 177 E14 - N 04 - May .- P. 57-63 .- 610

This study aimed to identify factors that related with sleep disturbance among older people with dementia in nursing homes. This cross-sectional study included 140 participants aged 60 years old and over, who were diagnosed with dementia (according to DSM 5 criteria) from November 2022 through January 2023 in 3 nursing homes in Hanoi, Vietnam. Sleep quality was assessed by the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) questionnaire.

5 Đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh sử dụng chất kích thích dạng amphetamine / Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 101-110 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở nhóm người bệnh này. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân được chẩn đoán Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất kích thích dạng amphetamine điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và Tâm thần Hà Nội từ 08/2021 đến 05/2022.

6 Đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp với cấy chỉ trong điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn / Nguyễn Thị Vui, Nguyễn Văn Toại // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2021 .- Số 71 .- Tr. 36-47 .- 610

Nghiên cứu đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp với cấy chỉ trong điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ ngày đêm, là một yếu tố quan trọng giúp toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi. Mất ngủ được đánh dấu bằng sự khó khăn trong việc bắt đầu, duy trì giấc ngủ hoặc khi giấc ngủ không đạt được hay có chất lượng kém, mặc dù có đủ thời gian và cơ hội để tạo ra giấc ngủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp nhĩ châm kết hợp cấy chỉ có hiệu quả trong điều trị rối loạn giấc ngủ. Tác dụng điều trị rối loạn giấc ngủ của phương pháp nhĩ châm kết hợp cấy chỉ trên 2 thể bệnh Tâm tỳ hư và Tâm thận bất giao là như nhau.

7 Đặc điểm lâm sàng giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn sự thích ứng / Đinh Thị Huyền, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thành Long // .- 2018 .- Số 115 (6) .- Tr. 96-101 .- 610

Rối loạn sự thích ứng chiếm 0,9-1,4% dân số và là rối loạn thường gặp thứ 3 chiếm 11 - 18% trong các rối loạn tâm thần. Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng quan trọng và thường gặp trong các rối loạn sự thích ứng. Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh ở 40 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn sự thích ứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD - 10 (F43) điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần Bạch Mai, trong thời gian từ tháng 09/2017 đến tháng 06/2018 nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn sự thích ứng. Bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn cho nghiên cứu, đồng thời sử dụng thang điểm đánh giá giấc ngủ PSQI, chúng tôi đánh giá các triệu chứng và mức độ nặng rối loạn giấc ngủ. Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 25, sử dụng thuật toán mô tả (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ). Kết quả có 82,5% bệnh nhân rối loạn sự thích ứng có rối loạn giấc ngủ, chủ yếu là mất ngủ 100%, mất ngủ kèm theo ác mộng 40%, mất ngủ kèm theo giật mình khi ngủ 75%, thời gian mất ngủ xuất hiện sau sang chấn trung bình 2 tuần, thời gian ngủ trung bình mỗi đêm là 3 tiếng. Tỷ lệ mất ngủ ở nữ là 85% và ở nam là 77%. Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở nhóm nữ giới cao hơn nam giới với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

8 Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ của sinh viên hệ chính quy trường Đại học Y dược Huế / Phạm Bá Bảo Ngân, Đặng Hồng Nhung, Nguyễn Thị Khánh Linh // .- 2016 .- Số 0 .- Tr. 274-280 .- 610

Đánh giá chất lượng giấc ngủ của 577 sinh viên hệ chính quy trường Đại học Y dược Huế dựa trên chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém chiếm gần 50 phần trăm. Các yếu tố về tâm thần, lối sống và môi trường được tìm thấy có liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Phổ biến kiến thức để giải quyết vấn đề tâm lý, các biện pháp giảm stress, trầm cảm, lo âu phù hợp. Nâng cao chất lượng giấc ngủ là điều cần thiết ở sinh viên y khoa.