Chênh lệch tài sản hộ gia đình ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ giới
Tác giả: Võ Hồng Đức, Phạm Ngọc ThạchTóm tắt:
Bất bình đẳng tài sản là một khía cạnh quan trọng của bất bình đẳng kinh tế và là một nguyên nhân ngày càng thiết yếu cho bất bình đẳng. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét chênh lệch tài sản hộ gia đình theo giới tính tại Việt Nam với dữ liệu từ VHLSS 2016. Kết quả thống kê cho thấy các hộ gia đình do nam giới làm chủ có nhiều tài sản hơn ở phần nửa dưới phân phối và điều ngược lại ở nửa trên phân phối. Chênh lệch được thể hiện chủ yếu ở thu nhập và nhà ở. Kết quả từ mô hình hồi quy chỉ ra rằng tình trạng hôn nhân, tuổi của chủ hộ, học vấn có tác động đến tài sản ròng của hộ gia đình, cả nam giới và nữ giới. Phân tích phân rã trong nghiên cứu này cho thấy rằng những sự khác biệt của các đặc điểm giữa nam giới và nữ giới giải thích hoàn toàn cho chênh lệch tài sản ở những phân vị thấp.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính