Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên các Trường Đại học Tư thục trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Trần Thế Tuân, Công Vũ Hà MiTóm tắt:
Động lực làm việc của cán bộ, nhân viên là một chủ đề rất đáng được quan tâm, bởi động lực làm việc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho các cá nhân và tổ chức (Ali & cộng sự, 2012; Boeve, 2007; Brooks, 2007). Vì vậy, tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của mọi tổ chức. Xuất phát từ những lý do đó, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên tại các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên tại các trường đại học tư thục của thành phố Đà Nẵng bao gồm: (i) Môi trường làm việc, (ii) Phúc lợi, chế độ chính sách; (iii) Phong cách lãnh đạo; (iv) Đào tạo và thăng tiến và (v) Tiền lương và thưởng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm gia tăng động lực làm việc của người lao động trong các trường đại học tư thục tại Đà Nẵng.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản