Nghiên cứu chế biến thức uống lên men lactic từ củ khoai lang tím Nhật Bản (giống Murasakimasari)
Tác giả: Hoàng Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thu HườngTóm tắt:
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đưa ra quy trình công nghệ chế biến sản phẩm nước uống lên men lactic. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong quy trình chế biến để tăng hiệu suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo ổn định tối đa hàm lượng các chất dinh dưỡng của nguyên liệu (đặc biệt là hợp chất anthocyanin) tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Trên cơ sở khảo sát các công đoạn chính trong quy trình chế biến, bao gồm: ứng dụng enzyme trong khi tinh dịch hóa, đường hóa và khảo sát điều kiện lên men thông qua đánh giá các chỉ tiêu vật lý, hóa sinh và cảm quan của sản phẩm, kết quả nghiên cứu đã xác định được các thông số kỹ thuật công đoạn thủy phân tinh bột khoai lang bằng enzyme glucoamylase 0,15% ở nhiệt độ 60 độ C, thời gian 1,5 giờ và lên men bằng vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus với tỷ lệ tiếp giống 3% (tương ứng mật độ vi khuẩn lactic là 10^6 CFU/ml) trong điều kiện nhiệt độ 41+-1 độ C, thời gian lên men là 6 giờ. Từ đó, xây dựng được sơ đồ quy trình công nghệ chế biến nước uống lên men từ củ khoai lang tím.
- Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh
- Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh
- Khai thác dữ liệu trong bảo trì thiết bị
- Áp dụng mạng Bayes xây dựng mô hình dự đoán xác suất có điều kiện phức hợp = Applying Bayesian network to build predicting model for complex conditional probabilities
- Tăng tốc dựa vào GPU giải thuật phân lớp chuỗi thời gian gồm tổ hợp bộ phân lớp 1-NN kết hợp với những đô đo khoảng cách không đàn hồi và đàn hồi