Đặc điểm kháng kháng sinh và mối liên hệ kiểu gen của các chủng Pseudomonas aeruginosa phân lập tại Bệnh viện Việt Đức
Tác giả: Vũ Thị Thu Hiền, Phạm Duy Thái, Trần Thị Vân Phương, Ngô Thị Hồng Hạnh, Bùi Thị Việt Hà, Trần Huy HoàngTóm tắt:
Pseudomonas aeruginosa là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng bệnh viện. Với cơ chế kháng đa dạng như sự biểu hiện quá mức của hệ thống bơm đẩy, giảm tính thấu màng ngoài (OM), hoặc sản sinh Beta-plactamase phân hủy kháng sinh nhóm Beta-lactama, P. aeruginosa có xu hướng kháng lại nhiều dòng kháng sinh, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về đặc điểm kháng sinh và mối liên hệ kiểu gen của các chủng P. aeruginosa phân lập từ các mẫu bệnh phẩm (như dịch phế quản, đờm, nước tiểu…) thu thập tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2012 đến năm 2014. 70 chủng P. aeruginosa được tiến hành thử nghiệm MIC để kiểm tra tính nhạy cảm với kháng sinh. Kết quả cho thấy, hầu hết các chủng đã kháng lại các kháng sinh với mức độ và tỷ lệ cao: ceftazidime (85,7%), aztreonam (81,4%), imipenem (97,1%), amikacin (87,1%) và ciprofloxacin (87,2%). Đồng thời, kỹ thuật điện di xung trường PFGE được thực hiện để đánh giá mối liên hệ kiểu gen của các chủng vi khuẩn. Kết quả chỉ ra các chủng P. aeruginosa trong nghiên cứu có sự da dạng về kiểu gen, được chia thành 11 nhóm với độ tương đồng >80%. Các chủng trong cùng một nhóm kiểu gen phần lớn được phân lập từ mẫu dịch phế quản và ở Khoa Hồi sức.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển