CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công nghệ gen
1 Xây dựng quy trình giải trình tự hệ gen Clostridium botulinum ứng dụng định danh và phân loại vi khuẩn, độc tố vi khuẩn trong mẫu môi trường / Lê Thị Bích Trâm, Bùi Liêm Chính, Đinh Bá Tuấn, Đinh Quốc Khánh, Nguyễn Thị Ngọc // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 11+12 (409+410) .- Tr. 102-104 .- 570
Dữ liệu trình tự hệ gen vi khuẩn là cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu trong tương lai: sự tiến hóa của C. botulinum và các độc tố của chúng; xác định gen kháng kháng sinh; cải thiện khả năng phát hiện bằng PCR; theo dõi dịch tễ học, xác định và phân biệt nguồn gốc vi khuẩn trong các đợt bùng phát dịch.
2 Enhanced tolerance to abiotic stresses in transgenic Arabidopsis thaliana plants carrying GmNAC109 gene = Tăng cường khả năng kháng các stress phi sinh học ở cây Arabidopsis thaliana mang gen GmNAC109 / Nguyễn Cao Nguyễn, Nguyễn Thiên Quang, Đoàn Trâm Anh // Công nghệ Sinh học .- 2020 .- Số 17 (2) .- Tr. 295-302 .- 570
Đánh giá sơ bộ khả năng chống chịu của cây Arabidopsis thaliana mang gen đậu tương GmNAC109 đối với stress hạn và mặn.
3 Các ứng dụng của kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) trong nghiên cứu hệ gen / Hoàng Thị Như Phương, Huỳnh Thị Thu Huệ, Cao Xuân Hiếu // Công nghệ Sinh học .- 2020 .- Số 17 (3) .- Tr. 393-410 .- 570
Sơ lược một số hệ thống giải mã gen và đề cập đến nguyên lý, ứng dụng cũng như vai trò của kỹ thuật FISH trong các nghiên cứu giải mã hệ gen.
4 Cloning of sucrose isomerase encoding gene from Klebsiella singaporensis ISB-36 and its expression in Pichia pastoris = Tách dòng gen mã hóa sucrose isomerase từ Klebsiella singaporensis ISB-36 và biểu hiện trên Pichia pastoris / Cao Xuân Bách, Đặng Thị Kim Anh, Nguyễn Thanh Thủy // Công nghệ Sinh học .- 2019 .- Số 17 (4) .- Tr. 749-756 .- 570
Nghiên cứu về biểu hiện của sucrose isomerase ở Pichia pastoris và kết quả cho thấy sự chuyển hóa hiệu quả của enzyme tái tổ hợp.
5 Activation of CYP1A1, CYP1B1 and AHRR gene in dioxin-exposed people from Da Nang dioxin hotspot = Sự hoạt hóa của các gene CYP1A1, CYP1B1 và AHRR ở người phơi nhiễm dioxin sống lân cận điểm nóng dioxin Đà Nẵng / Hoàng Thị Thu Hằng, Đoàn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Tâm // Công nghệ Sinh học .- 2020 .- Số 17 (2) .- Tr. 221-229 .- 570
Tìm hiểu sự biểu hiện của các gene có thể được kích hoạt bởi AHR và mối tương quan thuận giữa sự cảm ứng của hai gene này và gene ức chế AHR.
6 Microarray – Công nghê hữu ích trong nghiên cứu về gen / Nguyễn Thanh Việt, Võ Thị Bích Thủy, Nghiêm Ngọc Minh // Công nghệ Sinh học .- 2019 .- Số 17 (1) .- Tr. 35-42 .- 610
Cung cấp thông tin về sự phát triển gần đây của công nghệ DNA microarray và ứng dụng của nó.
7 Tạo cây chuyển gen Arabidopsis biểu hiện vượt mức GmHP08 nhằm phân tích vai trò của GmHP08 trong cơ chế đáp ứng với stress thẩm thấu / Đậu Thị Thanh Thảo, Hoàng Thị Lan Xuân, Nguyễn Bình Anh Thư // Công nghệ Sinh học .- 2019 .- Số 17 (1) .- Tr. 89-97 .- 576
Sàng lọc trên môi trường kháng sinh kanamycin kết hợp với kiểm tra sự hiện diện của gen chuyển trong cây bằng phương pháp PCR qua các thế hệ liên tục giúp chọn hai dòng chuyển gen độc lập mang một copy của gen chuyển ở dạng đồng hợp.
8 Đậu tương chuyển gen mã hóa tổng hợp enzyme adenine isopentenyl transferase GmIPT08 thể hiện đặc điểm lợi thế kháng hạn / Nguyễn Hoàng Yến Nhi, Nguyễn Ngọc Hải, Hoàng Thị Lan Xuân, Nguyễn Phương Thảo // Công nghệ Sinh học .- 2019 .- Số 17 (1) .- Tr. 99-106 .- 576
Phân tích một số đặc điểm sinh lý và sinh hóa của cây đậu tương chuyển gen có biểu hiện vượt mức GmIPT08 và so sánh với cây đậu tương không chuyển gen.
9 Đặc điểm kháng kháng sinh và mối liên hệ kiểu gen của các chủng Pseudomonas aeruginosa phân lập tại Bệnh viện Việt Đức / Vũ Thị Thu Hiền, Phạm Duy Thái, Trần Thị Vân Phương, Ngô Thị Hồng Hạnh, Bùi Thị Việt Hà, Trần Huy Hoàng // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.14-18 .- 572
Pseudomonas aeruginosa là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng bệnh viện. Với cơ chế kháng đa dạng như sự biểu hiện quá mức của hệ thống bơm đẩy, giảm tính thấu màng ngoài (OM), hoặc sản sinh Beta-plactamase phân hủy kháng sinh nhóm Beta-lactama, P. aeruginosa có xu hướng kháng lại nhiều dòng kháng sinh, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về đặc điểm kháng sinh và mối liên hệ kiểu gen của các chủng P. aeruginosa phân lập từ các mẫu bệnh phẩm (như dịch phế quản, đờm, nước tiểu…) thu thập tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2012 đến năm 2014. 70 chủng P. aeruginosa được tiến hành thử nghiệm MIC để kiểm tra tính nhạy cảm với kháng sinh. Kết quả cho thấy, hầu hết các chủng đã kháng lại các kháng sinh với mức độ và tỷ lệ cao: ceftazidime (85,7%), aztreonam (81,4%), imipenem (97,1%), amikacin (87,1%) và ciprofloxacin (87,2%). Đồng thời, kỹ thuật điện di xung trường PFGE được thực hiện để đánh giá mối liên hệ kiểu gen của các chủng vi khuẩn. Kết quả chỉ ra các chủng P. aeruginosa trong nghiên cứu có sự da dạng về kiểu gen, được chia thành 11 nhóm với độ tương đồng >80%. Các chủng trong cùng một nhóm kiểu gen phần lớn được phân lập từ mẫu dịch phế quản và ở Khoa Hồi sức.
10 Công nghệ gen trong tạo cây ngô chịu hạn và những triển vọng mới / Huỳnh Thị Thu Huệ, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Hải Hà // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.19 – 43 .- 610
Trình bày những nghiên cứu đã có nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu gen, promoter, vector, và những yếu tố quan trọng khác trong nghiên cứu chuyển gen cây ngô nói riêng và thực vật nói chung cũng như xu hướng về chỉnh sửa gen trong nghiên cứu tạo cây ngô cải thiện tính chịu hạn.