Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số
Tác giả: Lê Thị Anh VânTóm tắt:
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, bao gồm: các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách tín dụng hộ nghèo; các chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, cung cấp dịch vụ... và hỗ trợ trực tiếp, các chính sách hỗ trợ theo nhóm đối tượng, có chính sách chung và chính sách đặc thù. Các chính sách được phân tích trong giai đoạn 2016-2018. Quá trình thực hiện các chính sách này đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy những hạn chế, bất cập từ việc hoạch định đến tổ chức thực thi các chính sách này. Do đó, bài viết đề xuất một số định hướng và khuyến nghị giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số trong thời gian tới.
- Phát huy khả năng tiếp cận tài chính toàn diện hướng đến chính sách xóa đói giảm nghèo - một số lược khảo và khuyến nghị
- Tiếp cận nghèo đa chiều cơ hội và thách thức trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
- Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Động thái nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Công tác giảm nghèo ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp