Phân tích thuyết trò chơi 3 chiều trong quá trình Doanh nghiệp xử lý ô nhiễm môi trường
Tác giả: Lâm Bình ÊnTóm tắt:
Hiện nay, vấn đề Doanh nghiệp và ô nhiễm môi trường ở nước ta diễn ra ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này đã và đang làm hạn chế đến việc phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội. Trong khi đó, trong quá trình sản xuất, Doanh nghiệp có đồng ý chấp thuận theo quy định môi trường hay không?. Không chỉ là chịu sự áp lực kiểm tra của Chính phủ, mà còn phải chịu dưới sự giám sát của môi trường tổ chức phi Chính phủ. Vì vậy, để thực hiện tốt chính sách, các bên có chấp hành theo quy định môi trường là mối quan hệ thuyết trò chơi ba chiều. Bao gồm các bên như : Chính phủ - Doanh nghiệp - môi trường tổ chức phi Chính phủ . Kết cấu bài viết được xây dựng theo mô hình thuyết chò trơi 3 chiều, phân tích sự cân bằng lợi ích giữa các mối quan hệ trong việc xử lý ô nhiễm môi trường. Qua phân tích kết quả cho thấy rằng: Chính sách phạt tiền của Chính phủ đối với Doanh nghiệp gây ra ô nhiễm sẽ hiệu quả hơn so với việc trợ cấp từ Chính phủ; ngoài ra, nếu tăng mức phạt và tăng trợ cấp sẽ làm giảm đi tính tích cực của Doanh nghiệp trong việc chấp hành theo các quy định bảo vệ môi trường; Mức độ giám sát môi trường NGO ảnh hưởng đến việc kiểm tra của Chính phủ, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc chấp hành theo quy định của Doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải xây dựng cơ chế thưởng phạt và khích lệ hợp lý, duy trì và ủng hộ môi trường NGO phát triển, khích lệ Doanh nghiệp sáng tạo kỹ thuật, các quy định môi trường mới có thể tác dụng hiệu quả trong việc quản lý Doanh nghiệp, mới thực hiện tốt mục tiêu duy trì và phát triển bền vững lâu dài.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam