Phân tích tổng hợp: mối tương quan giữa tính chất methyl hoá vượt mức vùng promoter gen GSTP1 (Glutathione S-Transferase P1) với bệnh ung thư vú
Tác giả: Trương Kim Phượng, Phạm Hoàng Năng, Lao Đức Thuận, Lê Huyền Ái ThuýTóm tắt:
Mối tương quan giữa tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 đối với bệnh ung thư vú đã được công bố trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Dù vậy, tính tương quan giữa tính chất epigenetic này của gen với bệnh ung thư vú không thống nhất qua từng công bố. Do đó chúng tôi thực hiện phân tích tổng hợp này nhằm xác nhận có hay không mối tương quan giữa tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 đối với bệnh ung thư vú. Phân tích 19 nghiên cứu (ca-chứng) về tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter của gen GSTP1 đối với bệnh ung thứ vú (1910 ca bệnh ung thư, 671 người lành) cho thấy tính chất methyl hóa vùng promoter gen GSTP1 làm tăng nguy cơ ung thư vú (OR = 10,497; 95%CI = 4,42 - 24,94; P < 0,0001; Mô hình phân tích ảnh hưởng ngẫu nhiên). Mối tương quan tính trên chỉ số nguy cơ OR tăng khi chọn lọc lại 13 nghiên cứu (1247 ca bệnh ung thư, 369 người lành), OR = 13,642 (95%CI = 8,23 - 22,60; P < 0,001; Mô hình phân tích ảnh hưởng bất biến). Khi tách các phân hạng, chỉ số tương quan tăng: tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 xuất hiện ở cả mẫu mô và mẫu máu, tính chất methyl hóa vượt mức này nên được xác định bằng phương pháp Methylation Specific PCR và các phương pháp khác như Pyrosequencing, MS-MLPA, Methylight và QMSP, so với Bisulfite methylation specific PCR. Methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 xuất hiện cao ở các chủng tộc châu Âu, Phi so với châu Á. Ngoài ra, tính chất methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 cũng là tính đặc trưng của bệnh nhân ung thư vú có phân độ mô học cao, giai đoạn bệnh muộn, kích thước khối u lớn, có sự xuất hiện hạch bạch huyết và Her2. Sự methyl hóa vượt mức vùng promoter gen GSTP1 cũng chính là nguyên nhân làm giảm hàm lượng và chức năng protein GSTP1.
- Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
- Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh
- Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú