Ảnh hưởng của sự tương tác giữa chất lỏng lên thành bể đến ứng xử của công trình cao tầng bê tông cốt thép có bể bơi
Tác giả: Nguyễn Quang Tùng, Phan Đình LuyếnTóm tắt:
Các công trình cao tầng hạng sang hiện nay thường có các bể bơi, tuy nhiên ảnh hưởng do tương tác giữa nước và thành bể thường xuyên được bỏ qua để đơn giản hóa bài toán thiết kế kết cấu. Trong bài báo này, các bể bơi trên công trình được xem như thiết bị giảm chấn bằng chất lỏng nhằm hạn chế ảnh hưởng dao động của công trình, từ đó giảm bớt tác động của các tải trọng động như động đất và gió động. Việc mô hình hiệu ứng tương tác giữa nước và thành bể được thực hiện bằng phần mềm phân tích kết cấu Etabs, trong đó tương tác giữa nước và thành bể được mô phỏng như các cục nặng được liên kết vào thành bể bằng các liên kết có độ cứng và độ cản nhớt hữu hạn. Nhiều phân mô hình khác nhau với các kích thước bể bơi khác nhau được thực hiện để phân tích ảnh hưởng của việc kể đến hiệu ứng tương tác giữa nước và thành bể đến ứng xử tổng thể của công trình cao tầng chịu động đất như: chu kỳ dao động, chuyển vị đỉnh, tải trọng động đất. Từ các kết quả phân tích, bài báo đưa ra các kiến nghị cho việc thiết kế công trình cao tầng có bể bơi.
- Biểu đồ tương tác khi cháy của cột bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật theo EN 1992-1-2
- Nghiên cứu ứng xử của khung bê tông cốt thép chịu tải trọng động đất bằng phương pháp tĩnh lực ngang tương đương theo tiêu chuẩn châu Âu Eurocode 8 và tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASCE 7-16
- Nghiên cứu khảo sát phương pháp thực hành tính toán khả năng chịu lực của cột bê tông cốt thép chịu nén lệch tâm xiên theo TCVN 5574-2018
- Nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc của cừ bê tông cốt GFRP
- Nghiên cứu mô phỏng số khả năng kháng chấn của cột bê tông cốt CFRP