Phân tích chuyển vị giới hạn tường vây theo mức độ ảnh hưởng đến công trình lân cận
Tác giả: Huỳnh Quốc Thiện, Nguyễn Minh Tâm, Lê Trọng NghĩaTóm tắt:
Giá trị chuyển vị giới hạn tường vây có ý nghĩa nhất định trong việc tối ưu thiết kế biện pháp thi công tầng hầm, theo dõi đánh giá sự ổn định của hố đào cũng như mức độ ảnh hưởng đến công trình lân cận trong quá trình thi công dựa vào dữ liệu quan trắc để hạn chế rủi ro thiệt hại công trình lân cận. Thông thường, giá trị cho phép chuyển vị ngang tường vây được lấy là 0.5% chiều sâu hố đào theo các tiêu chuẩn và tài liệu trên thế giới. Đây là giá trị được xem xét cho tất cả các trường hợp kể cả dự án nằm trong đô thị (tiếp giáp nhà dân) hoặc khu ngoại ô (không tiếp giáp nhà dân) và giá trị này được xem không phụ thuộc trình tự thi công. Chính điều này đã gây nên nhiều bất cập và tranh cãi về việc đưa ra giới hạn an toàn đảm bảo cho công trình lân cận xung quanh hố đào trong thiết kế cũng như là thi công công trình ngầm. Do đó bài báo tập trung phân tích và xác định chuyển vị giới hạn tường vây theo chỉ số đánh giá mức độ thiệt hại DPI (Damage Potental Index).
- Ứng dụng mô hình thông tin công trình trong quản lý an toàn lao động – trường hợp nghiên cứu: thi công tầng hầm theo phương pháp bottom up
- Phân tích nội lực sàn tầng hầm trong quá trình thi công tầng hầm bằng phương pháp top-down
- Quy trình thiết kế biện pháp thi công tầng hầm theo phương pháp semi-topdown
- Phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng công trình lân cận gây ra do hố đào sâu, ứng dụng đánh giá cho công trình thực tế tại quận 1 TP. Hồ Chí Minh bằng mô phỏng Plaxis 2d và 3d
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của cọc bên trong hố đào sâu đến chuyển vị ngang của tường vây = Analysis the level influence of pile to horizontal displacement of diaphragm wall in deep excavation