Cơ hội và thách thức của già hóa dân số cho sự phát triển bền vững của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu HàTóm tắt:
Già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng với đặc trưng là sự gia tăng mạnh cả về số lượng và tỷ trọng người cao tuổi trong dân số, đây cũng là xu hướng tất yếu và chứa đựng đồng thời cả cơ hội và thách thức cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng không phải là cản trở hoặc loại bỏ tiến trình lịch sử này mà là phải đối mặt với thực tế của già hóa dân số, chủ động tìm ra các chiến lược và biện pháp đối phó nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển bền vững, đồng thời tối đa hóa lợi ích của già hóa dân số cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Mục tiêu chính của bài viết nhằm mô tả các đặc điểm cơ bản của tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam, từ đó xem xét các cơ hội và thách thức đặt ra cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Bài viết cũng đưa ra các chính sách và biện pháp đối phó từ bốn khía cạnh quan trọng: (1) Chính sách dân số và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực người cao tuổi; (2) Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; (3) Cải cách hệ thống hưu trí; và (4) Tăng tốc tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia nhằm phản ứng kịp thời với sự già hóa dân số cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính