Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Kiều Khanh, Phạm Thị Bích DuyênTóm tắt:
Bài viết nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu bảng không cân đối của 27 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2004 – 2016 và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) làm biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các phương pháp hồi quy được sử dụng bao gồm: phương pháp bình phương bé nhất (OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) cho ra kết quả rủi ro tín dụng và cụ thể là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng biến tương tác giữa rủi ro tín dụng và việc thành lập Công ty quản lý tài sản (VAMC), mục đích để đánh giá sự khác biệt trong tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trước và sau khi thành lập VAMC.
- Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
- Cơ hội và thách thức khi ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong ngành ngân hàng
- Khẩu vị rủi ro của các ngân hàng Thương mại Việt Nam
- Ảnh hưởng của số hóa đến biên lãi ròng của Ngân hàng thương mại Việt Nam
- Những thách thức trong hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam