Nhận thức và sự thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân tộc thiểu số vùng núi Đông Bắc Việt Nam
Tác giả: Bùi Thị Minh HằngTóm tắt:
Bài viết phân tích nhận thức về biến đổi khí hậu của các hộ dân tộc thiểu số và những biện pháp mà các hộ áp dụng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Số liệu thu thập thông qua điều tra phỏng vấn 108 hộ dân tộc Kinh và 182 hộ dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn và Tuyên Quang. Trên cơ sở so sánh với các hộ dân tộc Kinh, nghiên cứu chỉ ra những hạn chế về nguồn lực, nhận thức và sự thích ứng của các hộ dân tộc thiểu số. Cả hai nhóm hộ đều áp dụng nhiều biện pháp thích ứng khác nhau. Các biện pháp thích ứng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp gồm thay đổi lịch canh tác, đa dạng hóa cây trồng, chuyển đổi sang cây trồng mới có khả năng thích nghi tốt hơn. Ngoài những đặc điểm kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông và mức độ nhận thức về biến đổi khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp thích ứng của các hộ dân tộc thiểu số.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển