Tác động của bao bì sản phẩm đến giá trị cảm nhận và ý định tiếp tục tiêu dùng đặc sản địa phương
Tác giả: Hoàng Thị Phương Thảo, Lê Thị Tú TrâmTóm tắt:
Đặc sản địa phương không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn là một nguồn lực kinh tế quan trọng. Một trong những yếu tố tạo nên giá trị cho các đặc sản địa phương chính là bao bì sản phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các thuộc tính của bao bì sản phẩm và tác động của chúng đến giá trị cảm nhận và ý định tiếp tục mua đặc sản của người tiêu dùng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) với mẫu khảo sát gồm 259 người tiêu dùng tại TP.HCM, Hà Nội, Vũng Tàu, và Đà Lạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về bao bì có ba khía cạnh đo lường theo cảm nhận của người tiêu dùng, đó là: (1) Sự hấp dẫn thị giác, (2) thông tin đầy đủ, và (3) tính tiện lợi. Các khía cạnh cảm nhận này có mối quan hệ đồng biến đối với giá trị cảm nhận, từ đó tác động tích cực đến ý định tiếp tục tiêu dùng. Từ kết quả nghiên cứu, các hàm ý quản trị được đề xuất nhằm nâng cao nhận thức về bao bì sản phẩm, làm tăng giá trị cảm nhận và thúc đẩy hành vi tiêu dùng các mặt hàng đặc sản.
- Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
- Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh
- Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú