Quản trị công, nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển
Tác giả: Võ Thị Thùy VânTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét tương quan giữa quản trị công và nợ nước ngoài, đồng thời đánh giá tác động của chúng lên tăng trưởng kinh tế ở 65 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000–2014 bằng phương pháp GMM Arellano-Bond sai phân hai bước. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản trị công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi nợ nước ngoài và biến tương tác làm giảm tăng trưởng ở mẫu tổng thể và mẫu thu nhập trung bình cao. Trái lại, ở mẫu thu nhập trung bình thấp, nợ nước ngoài và biến tương tác thúc đẩy tăng trưởng trong khi quản trị công làm giảm. Ngoài ra, đầu tư trong nước, nguồn thu thuế, lực lượng lao động, độ mở thương mại, lạm phát, và cơ sở hạ tầng là những nhân tố tác động có ý nghĩa lên tăng trưởng. Các kết quả này dẫn đến đề xuất một vài chính sách quan trọng cho chính phủ ở các nước đang phát triển.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu