CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản trị công
1 Sự cần thiết chuyển đổi mô hình quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay sang mô hình quản trị quốc gia tốt / Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Thanh Thảo // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.3-11 .- 342.59706
Một trong những xu hướng phổ biến trong tổ chức và hoạt động của nhà nước đương đại là chuyển dịch từ mô hình quản lý sáng quản trị. Tại Việt Nam, quá trình này cũng đã được manh nha trong những năm gần đây, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích sự cần thiết của việc chuyển đổi từ quản lý nhà nước sang quản trị quốc gia tại Việt Nam, cũng như những khó khăn và thách thức của quá trình này.
2 Ứng dụng phân tích thống kê đa biến trong đánh giá chất lượng quản trị công tại Việt Nam / Hồ Thủy Tiên, Nguyễn Lâm Sơn // .- 2022 .- Số 773 .- Tr. 52-57 .- 658
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính - PCA để tổng hợp các biến thành phần của quản trị công tại Việt Nam gồm: Tiếng nói và giải trình; Ổn định chính trị; Hiệu quả chính phủ; Chất lượng luật lệ; Nhà nước pháp quyền; Kiểm soát tham nhũng. Kết quả cũng cho thấy, tính càn thiết của việc ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chính để tổng hợp các nhân tố hình thành biến đặc trưng nhằm phục vụ cho các nghiên cứu khác trong thực tiễn.
3 Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành địa phương đáng sống / Bùi Thị Mai Hoài // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 53(63) .- Tr. 90-102 .- 658
Muốn phát triển bền vững cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường. Việc khai thác bất kỳ nguồn vốn nào cho phát triển luôn phải hướng đến thực hiện mục tiêu cuối cùng này. Huy động được nhiều vốn, nhưng nếu thiếu đi tầm nhìn dài hạn, thiếu chiến lược đúng đắn, sử dụng vốn không hiệu quả thì không thể đảm bảo phát triển bền vững. Bài viết không những đưa ra các khuyến nghị trong việc khai thác các khoản thu đặc thù và đổi mới quản trị công hướng đến phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành một địa phương sạch đẹp, an toàn và đáng sống mà còn nhằm mục đích đưa một ví dụ minh họa để chuyển tải thông điệp “huy động bất kỳ nguồn vốn nào đều phải hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, chứ không chỉ đơn thuần là huy động vốn”.
4 Vai trò của kiểm toán trong quản trị công / Mai Thị Hoàng Minh, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Lê Đoàn Minh Đức // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 204 .- Tr. 12-15 .- 657
Bài viết đưa ra một số hàm ý, nhằm phát huy vai trò của kiểm toán công tại Việt Nam.
5 Kinh nghiệm đổi mới nền quản trị công của chính phủ Trung Quốc – Một số hàm ý đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Ngọc Mai // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 10(230) .- Tr. 11-19 .- 327
Khái quát một số nguyên tắc và cách thức triển khai cải cách tổ chức, bộ máy chính phủ của Trung Quốc và bước đầu đánh giá về quá trình cải cách này, từ đó đề ra một số gợi mở đối với Việt Nam.
6 Chất lượng quản trị công cấp tỉnh và mức sống hộ gia đình : bằng chứng mới từ cuộc Điều tra Khảo sát Mức sống Dân cư 2016 / Trần Quang Tuyến, Vũ Văn Hưởng // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 249 tháng 03 .- Tr. 2-11 .- 658
Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng quản trị công cấp tỉnh tới mức sống hộ gia đình ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng vi mô với dữ liệu lấy từ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 (PCI) và cuộc Khảo Sát Mức Sống Dân Cư (VHLSS) ở Việt Nam năm 2016. Bằng việc kết hợp dữ liệu cấp tỉnh và hộ gia đình, nghiên cứu đã lượng hóa tác động của chất lượng quản trị công của tỉnh tới mức sống dân cư được đo bằng thu nhập và đói nghèo, với điều kiện có kiểm soát các đặc điểm của hộ gia đình và vùng miền. Bài viết đã cung cấp bằng chứng kinh tế lượng rằng chất lượng quản trị công cấp tỉnh có tác động tích cực tới thu nhập cũng như tăng khả năng thoát nghèo của các hộ gia đình ở Việt Nam. Phát hiện của bài viết cung cấp những hàm ý chính sách cho việc hoàn thiện hơn nữa chất lượng quản trị công cấp tỉnh ở Việt Nam.
7 Quản trị công, nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển / Võ Thị Thùy Vân // .- 2018 .- Số 28 tháng 12 .- Tr. 41-60 .- 658.15
Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét tương quan giữa quản trị công và nợ nước ngoài, đồng thời đánh giá tác động của chúng lên tăng trưởng kinh tế ở 65 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000–2014 bằng phương pháp GMM Arellano-Bond sai phân hai bước. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản trị công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi nợ nước ngoài và biến tương tác làm giảm tăng trưởng ở mẫu tổng thể và mẫu thu nhập trung bình cao. Trái lại, ở mẫu thu nhập trung bình thấp, nợ nước ngoài và biến tương tác thúc đẩy tăng trưởng trong khi quản trị công làm giảm. Ngoài ra, đầu tư trong nước, nguồn thu thuế, lực lượng lao động, độ mở thương mại, lạm phát, và cơ sở hạ tầng là những nhân tố tác động có ý nghĩa lên tăng trưởng. Các kết quả này dẫn đến đề xuất một vài chính sách quan trọng cho chính phủ ở các nước đang phát triển.
8 FDI, quản trị công và chất lượng môi trường ở các nước đang phát triển / Bùi Thị Mai Hoài, Huỳnh Văn Mười Một // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Tr. 04-25 .- 658.562
Đánh giá vai trò của chất lượng quản trị công trong mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng môi trường cho mẫu nghiên cứu gồm 88 quốc gia đang phát triển và hai mẫu nhỏ trong giai đoạn 2001–2013 bằng phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond hệ thống hai bước. Kết quả cho thấy có sự khác biệt trong tác động của các biến chính lên chất lượng môi trường giữa các mẫu này. Ngoài ra, các biến kiểm soát như: Nguồn thu thuế, đầu tư trong nước, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, lạm phát, và cơ sở hạ tầng cũng là các yếu tố quyết định có ý nghĩa. Các phát hiện này đưa đến một số hàm ý chính sách quan trọng cho chính phủ ở các nước đang phát triển trong việc phát triển môi trường thể chế phù hợp để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nâng cao chất lượng môi trường.