Nâng cấp để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu : trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Trâm Anh, Huỳnh Thị Ngọc DiệpTóm tắt:
Quá trình toàn cầu hóa đã tạo cơ hội mở cửa thị trường và tăng áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. Tham gia vào thương mại toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục học hỏi, tiếp nhận công nghệ và hợp tác với các tác nhân trong chuỗi nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh và/hoặc chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn. Kết quả khảo sát 41 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra cho thấy: (1) chuỗi giá trị cá tra do người mua dẫn dắt; (2) phần lớn các doanh nghiệp chế biến cá tra chỉ mới nâng cấp quy trình; (3) hợp tác dọc trong chuỗi giá trị cá tra theo 2 xu hướng tích hợp dọc và sử dụng hợp đồng sản xuất. Trên cơ sở đó, tác giả khuyến nghị các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: nâng cấp sản phẩm bằng cách hướng đến sản phẩm giá trị gia tăng và hoàn thiện chiến lược hợp tác dọc phía trước và phía sau.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển