Hoàn thiện chính sách chế biến sâu nông sản : nghiên cứu điển hình với các ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra
Tác giả: Trần Đình Thao, Nguyễn Phượng Lê, Đỗ Thị DiệpTóm tắt:
Chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản là một chiến lược ưu tiên trong thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp. Nghiên cứu điển hình ở các ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra cho thấy Chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản như đất đai, tín dụng, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ và xúc tiến thương mại. Nhờ tác động tích cực của các chính sách này, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, các chính sách trên chưa đủ mạnh để thúc đẩy chế biến nông sản, cụ thể là: (i) Chưa khuyến khích trực tiếp chế biến sâu nông sản; (ii) Nội dung khuyến khích chế biến nông sản còn chung chung; (iii) Chưa có sự thống nhất giữa chủ trương và giải pháp, chưa cân đối giữa mục tiêu và nguồn lực thực hiện. Do vậy, để thúc đẩy chế biến sâu nông sản, có cơ chế hỗ trợ đặc thù đối với người sản xuất.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển