Tác động của thương mại quốc tế đến cầu lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc ToànTóm tắt:
Nghiên cứu này ước lượng ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến cầu lao động trong doanh nghiệp thông qua việc sử dụng mô hình phân tích ảnh hưởng thương mại quốc tế đến cầu lao động do Basu & cộng sự (2005) dựa trên Hamermesh (1993) đề xuất. Cụ thể, nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của chỉ số thương mại nội ngành và chỉ số định hướng xuất khẩu và thâm nhập nhập khẩu đến cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định với số liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2012 đến 2015 của Tổng cục thống kê cho thấy tồn tại hệ số co giãn cầu lao động theo doanh thu, theo tiền lương. Doanh nghiệp trong các ngành hướng đến thương mại nội ngành thì cầu lao động sẽ tăng mạnh trong dài hạn và tăng nhẹ trong ngắn hạn. Kết quả không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của định hướng xuất khẩu đến cầu lao động, nhưng thâm nhập nhập khẩu cao có tác động tích cực đến cầu lao động.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu