Nghiên cứu xuất khẩu dệt may của Việt Nam: So sánh với Trung Quốc và Ấn Độ
Tác giả: Phạm Thùy Linh, Nguyễn Khánh DoanhTóm tắt:
Bài viết này so sánh xuất khẩu dệt may của Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn 2000-2015. Các kết quả chính của nghiên cứu được rút ra như sau: Thứ nhất, xét về sản phẩm dệt, so với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam có chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện thấp nhất và số lượng sản phẩm có lợi thế so sánh ít nhất. Xét về sản phẩm may, Việt Nam sở hữu nhiều sản phẩm có lợi thế so sánh cao hơn so với hai quốc gia đối thủ. Thứ hai, Việt Nam đang thiên về xuất khẩu sang 3 thị trường là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. So với Việt Nam, chính sách thị trường của Trung Quốc đa dạng hơn. Ấn Độ có xu hướng thiên về xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) và không thiên về xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thứ ba, mức độ tương đồng xuất khẩu về sản phẩm dệt và sản phẩm may giữa Việt Nam và các quốc gia đối thủ không lớn.
- Khả năng đáp ứng biện pháp phi thuế quan từ thị trường nước ngoài của doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá
- Đánh giá tác động của các yếu tố đến xuất khẩu sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thị trường EU
- Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA): Tác động đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang EU và một số khuyến nghị chính sách
- Tài chính truyền thống và Fintech : cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái cây sang thị trường Châu Âu