Nghiên cứu xuất khẩu dệt may của Việt Nam: So sánh với Trung Quốc và Ấn Độ
Tác giả: Phạm Thùy Linh, Nguyễn Khánh DoanhTóm tắt:
Bài viết này so sánh xuất khẩu dệt may của Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn 2000-2015. Các kết quả chính của nghiên cứu được rút ra như sau: Thứ nhất, xét về sản phẩm dệt, so với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam có chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện thấp nhất và số lượng sản phẩm có lợi thế so sánh ít nhất. Xét về sản phẩm may, Việt Nam sở hữu nhiều sản phẩm có lợi thế so sánh cao hơn so với hai quốc gia đối thủ. Thứ hai, Việt Nam đang thiên về xuất khẩu sang 3 thị trường là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. So với Việt Nam, chính sách thị trường của Trung Quốc đa dạng hơn. Ấn Độ có xu hướng thiên về xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) và không thiên về xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thứ ba, mức độ tương đồng xuất khẩu về sản phẩm dệt và sản phẩm may giữa Việt Nam và các quốc gia đối thủ không lớn.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển