Nghiên cứu ứng xử tại mặt đường hiện hữu khi xây dựng nền đường đắp mới gia cố cọc xi măng đất - vải địa kỹ thuật
Tác giả: KS. Phạm Ngọc ThạchTóm tắt:
Do nhu cầu mở rộng hạ tầng giao thông, việc xây dựng nền đường đắp gia cố cọc xi măng đất (CXMĐ) gia cường vải địa kỹ thuật (VĐKT) bên cạnh mặt đường hiện hữu (MĐHH) ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên việc xây dựng đường mới sẽ gây ra sự lún lệch tại MĐHH, từ đó dẫn đến các hiện tượng như: Nứt dọc, sụt lún mặt đường. Trong bài báo, tác giả nghiên cứu vấn đề này dựa trên mô phỏng bằng phần tử hữu hạn, trước hết là trình bày cách xây dựng mô hình và kiểm chứng mô hình bằng cách giải lại một trường hợp đã công bố, tiếp theo là khảo sát 3 yếu tố mà đường xây dựng mới ảnh hưởng đến ứng xử của đường hiện hữu: Cường độ CXMĐ, khoảng cách bố trí CXMĐ trong nền đắp mới. Trong các kịch bản mô phỏng, điều kiện địa chất, cụ thể thuộc dự án “ Cầu và đường nối từ QL51 đến cảng Cái Mép” đã được giả định.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc và độ rỗng đến khả năng thoát nước của bê tông nhựa rỗng bằng thí nghiệm mô phỏng mưa trong phòng
- Ứng dụng các thuật toán học máy xác định độ sâu sau nước nhảy trong kênh chữ nhật có xét đến ảnh hưởng của lực ma sát
- Nghiên cứu ứng suất và dịch chuyển ngang do thi công cọc xi măng đất đến trụ cầu lân cận
- Khảo sát sức kháng mất ổn định cục bộ của tấm thép có xét đến cấp thép tính năng cao SBHS500 và SBHS700
- Nghiên cứu các tham số thiết kế cho bản mặt cầu sườn mỏng sử dụng bê tông cường độ cao