Các chuẩn mực quốc tế về minh bạch trong mua sắm chính phủ và mức độ tương thích của Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị HiềnTóm tắt:
Minh bạch trong mua sắm chính phủ có ý nghĩa to lớn trong việc tạo thuận lợi, công bằng cho thương mại, đảm bảo quyền và lợi ích của các nhà thầu nội địa và nước ngoài, cũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn cho chính phủ. Các định chế quốc tế đã hình thành các chuẩn mực về minh bạch áp dụng cho các thành viên của mình, đặc biệt là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một số liên kết kinh tế mà Việt Nam là thành viên như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA),… Với mục tiêu hội nhập sâu hơn về lĩnh vực mua sắm chính phủ và tăng hiệu quả của hệ thống đấu thầu nội địa, bài viết sẽ tập trung nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về minh bạch trong lĩnh vực này, xem xét mức độ tương thích hiện tại của Việt Nam, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc cải thiện tính minh bạch trong mua sắm chính phủ.
- Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay
- Chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhìn từ luật quan hệ đối ngoại năm 2023
- Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Trung Đông
- Tương tác quốc tế tại khu vực biên giới đất liền từ góc nhìn của các lý thuyết quan hệ quốc tế
- Phát huy vai trò đối ngoại nhân dân trong nền ngoại giao Việt Nam toàn diện từ nay đến 2030