CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chuẩn mực Quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Kế toán tài sản cố định, khoảng cách giữa chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực Việt Nam / // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 32-36 .- 657

Bài viết tập trung vào phân tích sự khác biệt cơ bản giữa IAS 16- Chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định hữu hình và VAS 03 - Chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định hữu hình. Bài viết đưa ra những hạn chế của VAS 03 khi áp dụng trong thực tiễn hiện nay cũng như khi so sánh với IAS 16 và chỉ ra những khó khăn, thách thức trong việc vận dụng IAS 16 tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị cấn quan tâm về việc hoàn thiện VAS 03 theo hướng phù hợp hơn với IAS 16 đối với việc ghi nhận tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam.

2 Chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm một số nước về tư pháp phục hồi / Cao Thị Oanh // Luật học .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 68 – 77 .- 340

Bài viết phân tích một số nội dung lí luận và thực tiễn về tư pháp phục hồi gồm: Khái niệm tư pháp phục hồi; chuẩn mực pháp lí quốc tế về tư pháp phục hồi và thực tiễn áp dụng tư pháp phục hồi ở một số nước trên thế giới (Úc, Canada, Mỹ); đề xuất tăng cường sử dụng tư pháp phục hồi trong xử lí người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam.

3 Các chuẩn mực quốc tế về minh bạch trong mua sắm chính phủ và mức độ tương thích của Việt Nam / Vũ Thị Hiền // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 243 tháng 9 .- Tr. 25-33 .- 658

Minh bạch trong mua sắm chính phủ có ý nghĩa to lớn trong việc tạo thuận lợi, công bằng cho thương mại, đảm bảo quyền và lợi ích của các nhà thầu nội địa và nước ngoài, cũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn cho chính phủ. Các định chế quốc tế đã hình thành các chuẩn mực về minh bạch áp dụng cho các thành viên của mình, đặc biệt là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một số liên kết kinh tế mà Việt Nam là thành viên như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA),… Với mục tiêu hội nhập sâu hơn về lĩnh vực mua sắm chính phủ và tăng hiệu quả của hệ thống đấu thầu nội địa, bài viết sẽ tập trung nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về minh bạch trong lĩnh vực này, xem xét mức độ tương thích hiện tại của Việt Nam, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc cải thiện tính minh bạch trong mua sắm chính phủ.

4 Cơ chế xử lý các tổ chức tài chính yếu kém theo chuẩn mực quốc tế và một số đề xuất liên quan đến khuôn khổ ổn định tài chính của Việt Nam / // Ngân hàng .- 2017 .- Số 5 tháng 3 .- Tr. 2-7 .- 332.1

Giới thiệu những nội dung cơ bản nhất của chuẩn mực quốc tế về cơ chế xử lý, tái cấu trúc hiệu quả các tổ chức tài chính (TCTC) trong bối cảnh nhiều nước đã cải cách cơ chế nayftheo chuẩn mực quốc tế và bối cảnh VN tiếp tục triển khai tái cấu trúc các tổ chức tín dung (TCTD), xử lý nợ xấu cho giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở các chuẩn mực và thực tiễn tái cấu trúc TCTD ở VN giai đoạn 2011-2015, bài viết đưa ra một số gợi ý về các vấn đề cần quan tâm giải quyết trong thời giân tới liên qquan đến khuôn khổ ổn định hệ thống ngân hàng, tài chính và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước VN.