Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế đến phát thải CO2 ở Việt Nam- Tiếp cận qua mô hình ARDL
Tác giả: Lê Trung Thành, Nguyễn Đức KhươngTóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra tác động của những nhân tố chính trong quá trình tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam? Mô hình tự hồi quy trung bình trượt (ARDL) được sử dụng để đánh giá tác động theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC) và giả thuyết nơi trú ẩn ô nhiễm (PHH) trong thời gian 1990-2011. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, phát triển tài chính và độ mở thương mại ảnh hưởng cùng chiều lên lượng phát thải CO2, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động ngược chiều trong ngắn hạn. Ngoài ra, tác giả không tìm thấy bằng chứng về việc tham gia ASEAN sẽ gây tác động xấu tới môi trường. Điều này ủng hộ tính hợp lệ của giả thuyết EKC và PHH tại Việt Nam cũng như đề xuất sử dụng năng lượng xanh, áp dụng các biện pháp và chính sách thương mại liên quan đến tăng cường bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính