Đầu tư cá nhân cho giáo dục đại học tại Việt Nam: Bằng chứng từ nghiên cứu tại khu vực đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Phạm Thị Huyền, Phạm Hồng ChươngTóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả đầu tư cá nhân cho giáo dục đại học tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy gia đình/ bản thân người học đóng vai trò quan trọng, là nhà đầu tư cá nhân lớn nhất cho giáo dục đại học, chiếm 64.1% tổng đầu tư cho giáo dục đại học. Sinh viên của các trường đại học ở địa phương tốn khoảng 3,2 triệu VND/tháng cho chi tiêu ngoài học phí so với mức 4 triệu VND/ tháng đối với sinh viên học tại các thành phố lớn. Giáo dục đại học có tác động tích cực đến thu nhập và chất lượng cuộc sống sau này của người học. Người có đi học sau phổ thông có điều kiện làm việc tốt hơn, hưởng mức lương trung bình cao hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn so với nhóm không theo học. Tuy nhiên, không dễ dàng để tận dụng được hiệu quả và khuyến khích người dân theo học sau phổ thông nếu thiếu đi các chính sách của nhà nước.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính