CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan đến lối sống của sinh viên năm thứ tư trường Đại học Y Hà Nội năm 2024

Tác giả: Tạ Hoàng Giang
Số trang: Tr. 286 - 292
Tên tạp chí: Y học cộng đồng (Điện tử)
Số phát hành: Số 1
Kiểu tài liệu: Tạp chí điện tử
Nơi lưu trữ: CSDL điện tử
Mã phân loại: 610
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Thừa cân, Béo phì, Lối sống, Sinh viên, Thói quen ăn uống, Hoạt động thể chất, Thời gian ngủ
Chủ đề: Sinh viên & Béo phì
Tóm tắt:

Mô tả thực trạng thừa cân và béo phì cùng một số yếu tố liên quan đến lối sống ở sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên mẫu gồm 387 sinh viên năm thứ tư tại Trường Đại học Y Hà Nội trong năm học 2023-2024. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi tự điền, bao gồm Bộ câu hỏi Hoạt động Thể chất Quốc tế (IPAQ) và bảng câu hỏi tần suất thực phẩm (FFQ) sửa đổi, bao gồm các yếu tố như thói quen ăn uống, hoạt động thể chất và thời gian ngủ. Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm Stata 15.0 để tính toán tỷ số Odds (OR) và khoảng tin cậy 95% cho mối liên hệ giữa các yếu tố lối sống và tình trạng thừa cân/béo phì. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân và béo phì trong mẫu nghiên cứu là 11%, trong đó thừa cân chiếm 10% và béo phì chiếm 1%. Các yếu tố chính liên quan đến nguy cơ thừa cân/béo phì tăng bao gồm sống tại nhà thuê hoặc ký túc xá (OR = 1,9, KTC 95%: 1,01-3,59), sử dụng ít sản phẩm từ sữa (OR = 1,72, KTC 95%: 1,45-2,0) và tiêu thụ ít rau (OR = 3,3, KTC 95%: 1,4-3,6). Ngoài ra, sinh viên ngủ ít hơn 7 giờ hoặc nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn đáng kể so với nhóm ngủ 7-8 giờ (OR = 0,6, KTC 95%: 0,58-0,69, p = 0,001). Kết luận: Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Y Hà Nội là 11%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thừa cân, béo phì của sinh viên với: giới tính, nơi ở, ăn và sử dụng các sản phẩm từ sữa, ăn thịt,ăn rau, thời gian ngủ của sinh viên.

Tạp chí liên quan