Độ lún của móng cọc có xét ảnh hưởng của các móng lân cận
Tác giả: Bùi Trường Sơn, Lâm Ngọc Quí, Lê Tiến NghĩaTóm tắt:
Sử dụng phương pháp móng khối quy ước và mô phỏng bằng phần mềm Plaxis 3D, bài báo đề cập đến độ lún của móng cọc có xét ảnh hưởng của các móng lân cận. Đối với cọc ma sát có chiều dài lớn hơn 30m trong nền cát , kết quả tính toán theo phương pháp móng khối quy ước cho thấy độ lún của móng cọc có thể tăng đến 44,7% khi chịu ảnh hưởng của các móng lân cận bao quanh trong khi kết quả mô phỏng cho thấy độ lún gia tăng đến 150%. Móng có số cọc như nhau bố trí trong phạm vi 3 lần bề rộng móng có thể gây độ lún bổsung đáng kể. Kết quả mô phỏng cho thấy phạm vi vùng ảnh hưởng gây lún bổ sung các móng lân cận chủ yếu tập trung ở dọc theo thân cọc và giảm dần theo độ sâu, khác với phương pháp móng khối quy ước xem vùng ảnh hưởng chịu lún chỉ trong phạm vi nền dưới mũi cọc. Kết quả phân tíchcó thể giúp bổ sung phương pháp dự tính độ lún móng cọc hay bố trí móng cọc phù hợp hơn khi thiết kế
- Nghiên cứu tác động của dòng thấm đến sức kháng ma sát cọc
- Nghiên cứu tính chất của vữa geopolymer gốc tro bay kết hợp với tro bã mía
- Giá trị bền vững trong phát triển kiến trúc tại Việt Nam
- Hướng tới sự phát triển bền vững của kiến trúc Việt Nam
- Giá trị bền vững trong di sản kiến trúc xưa và nay - Góc nhìn từ lịch sử và bảo tồn di sản