Tác động của phát triển tài chính đến phát triển bền vững tại các quốc gia châu Á : vai trò điều tiết của đổi mới toàn cầu
Tác giả: Phạm Thị Tường Vân, Trần Thị Lệ HiềnTóm tắt:
Nghiên cứu này đánh giá tác động của phát triển tài chính đến phát triển bền vững với vai trò điều tiết của đổi mới toàn cầu tại 44 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2007 - 2023. Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy GMM hệ thống, nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển tài chính có ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững, song mức độ tác động phụ thuộc đáng kể vào năng lực đổi mới của từng quốc gia. Các quốc gia có hệ thống tài chính mạnh nhưng thiếu định hướng đổi mới dễ dẫn đến phân bổ vốn không hiệu quả, trong khi sự phối hợp giữa phát triển tài chính và đổi mới toàn cầu giúp tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và giảm thiểu rủi ro môi trường. Bên cạnh đó, các yếu tố kiểm soát như độ mở thương mại, FDI, đô thị hóa và lạm phát cũng cho thấy tác động đáng kể đến phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiệu quả của các yếu tố này không đồng nhất và phụ thuộc vào chính sách điều tiết nội tại của mỗi quốc gia. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý chính sách tại châu Á.
- Độ lún của móng cọc có xét ảnh hưởng của các móng lân cận
- Nghiên cứu tác động của dòng thấm đến sức kháng ma sát cọc
- Nghiên cứu tính chất của vữa geopolymer gốc tro bay kết hợp với tro bã mía
- Giá trị bền vững trong phát triển kiến trúc tại Việt Nam
- Hướng tới sự phát triển bền vững của kiến trúc Việt Nam