Ảnh hưởng của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tác giả: Lê Trang NhungTóm tắt:
Bài nghiên cứu này phân tích vai trò của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2023 bằng cách sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM). Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng trong dài hạn, tỷ lệ chi tiêu cho y tế có tác động tích cực đến tăng trưởng GDP, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số này. Trong ngắn hạn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc cải thiện năng suất lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế. Những phát hiện này khẳng định tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục và y tế nhằm nâng cao chất lượng vốn nhân lực, đồng thời gợi ý rằng việc tăng cường kỹ năng và tay nghề cho lực lượng lao động là yếu tố cốt lõi để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh
- Tác động của phát triển tài chính đến phát triển bền vững tại các quốc gia châu Á : vai trò điều tiết của đổi mới toàn cầu
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của Gen Alpha tại Việt Nam
- Quản trị doanh nghiệp, khả năng thanh toán và hiệu quả tài chính : bằng chứng thực nghiệm tại ngành dịch vụ
- Xu hướng chuyển dịch việc làm của lao động Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0