Nâng cao hiệu quả quản lý nhãn hiệu cộng đồng cho sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp: Nghiên cứu tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Tác giả: Vũ Quỳnh Nam, Chu Thúc ĐạtTóm tắt:
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và sản phẩm nông nghiệp trở thành yêu cầu cấp thiết. Những sản phẩm này không chỉ cần đảm bảo chất lượng, mẫu mã hấp dẫn và giá trị văn hóa đặc trưng mà còn cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để xây dựng thương hiệu bền vững. Tuy nhiên, nhận thức của người dân và chính quyền địa phương về vai trò của bảo hộ tài sản trí tuệ còn hạn chế. Sau khi được bảo hộ, chất lượng sản phẩm chưa được duy trì ổn định, xung đột lợi ích trong cộng đồng phát sinh, trong khi việc xử lý vi phạm và cạnh tranh không lành mạnh còn chậm trễ. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về quản lý nhãn hiệu cộng đồng nhằm bảo vệ thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng cấp quyền SHTT, quy trình quản lý và kiểm soát sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đồng thời, nghiên cứu làm rõ những thách thức trong quản lý nhãn hiệu cộng đồng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ thương hiệu và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính