Bảo đảm quyền con người trong đại dịch COVID-19 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Linh GiangTóm tắt:
Trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2023, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và đặt các quốc gia trên thế giới vào một tình huống chưa từng có tiền lệ với nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết. Trong bối cảnh phải thực thi các biện pháp đối phó với đại dịch, ưu tiên quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền được sống của con người, các quốc gia buộc phải đưa ra các biện pháp hạn chế một số quyền con người khác. Từ việc đánh giá các ảnh hưởng của COVID-19 đến các quyền con người như: quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền có mức sống thỏa đáng, quyền tự do đi lại, quyền giáo dục, quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền làm việc, bài viết phân tích những vấn đề pháp lý đặt ra trong đại dịch liên quan đến hạn chế quyền con người và chế tài xử lý các vi phạm trong phòng chống dịch, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và thực thi pháp luật để có sự chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
- Trải nghiệm của giảng viên và sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế về dạy học trực tuyến trong đại dịch COVID-19: Kết quả từ nghiên cứu định tính
- Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh doanh liên tục của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Phân tích một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch được nhập viện điều trị lần đầu tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID -19
- Kết quả điều trị ở người bệnh mắc COVID-19 đồng nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (1/2022 - 6/2023)
- Phát triển "Thương hiệu Việt Nam" qua các hoạt động ngoại giao công chúng trong giai đoạn Covid-19 đến nay