Bảo đảm quyền con người trong đại dịch COVID-19 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Linh GiangTóm tắt:
Trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2023, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và đặt các quốc gia trên thế giới vào một tình huống chưa từng có tiền lệ với nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết. Trong bối cảnh phải thực thi các biện pháp đối phó với đại dịch, ưu tiên quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền được sống của con người, các quốc gia buộc phải đưa ra các biện pháp hạn chế một số quyền con người khác. Từ việc đánh giá các ảnh hưởng của COVID-19 đến các quyền con người như: quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền có mức sống thỏa đáng, quyền tự do đi lại, quyền giáo dục, quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền làm việc, bài viết phân tích những vấn đề pháp lý đặt ra trong đại dịch liên quan đến hạn chế quyền con người và chế tài xử lý các vi phạm trong phòng chống dịch, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và thực thi pháp luật để có sự chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính