Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại
Tác giả: Trần Minh TiếnTóm tắt:
Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp phi tố tụng tư pháp rất hiệu quả, đặc biệt phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế. Hơn 13 năm qua, Luật Trọng tài thương mại (TTTM) năm 2010 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của tố tụng trọng tài ở Việt Nam, tương đồng với pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các phán quyết trọng tài thương mại (sau đây viết tắt là PQTT) sau khi được ban hành thường bị các bên tranh chấp yêu cầu Toà án hủy ngày càng nhiều khiến cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thường rất lo lắng, chưa tin tưởng vào chủ thể giải quyết tranh chấp này. Để góp phần hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại, tạo dựng niềm tin cho các chủ thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, thông qua các quyết định về hủy PQTT được công bố công khai của tòa án, bài viết tập trung đi sâu phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn giải quyết yêu cầu hủy PQTT tại tòa án để chỉ ra những vướng mắc, bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu hủy PQTT tại tòa án.
- Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam và một số yêu cầu đặt ra liên quan đến hoạt động tư pháp
- Kinh nghiệm thu hồi tài sản bất hợp pháp không qua thủ tục kết tội theo pháp luật Thụy Sỹ và khả năng áp dụng tại Việt Nam
- Pháp luật về quản lý đội tàu khai thác hải sản ở Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện
- Thách thức đối với pháp luật Việt Nam về xác định thị trường liên quan trong các vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trên nền tảng số trung gian
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động xét xử của Toà án Hoa Kỳ, Trung Quốc và giá trị tham khảo cho Việt Nam