CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Trọng tài thương mại
1 Về mô hình “tài trợ của bên thứ ba” trong tố tụng trọng tài thương mại ở Việt Nam qua pháp luật của một số quốc gia / Đào Thu Trang, Hủn Vi Đan Thùy, Dương Ngọc Phương // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 20 – 26 .- 340
Tài trợ của bên thứ ba (Third Party Funding - TPF) được xem như một phương tiện tài chính mới, thu hút sự quan tâm đặc biệt và rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết phân tích thực trạng hoạt động TPF tại Việt Nam, kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới, qua đó đề xuất xây dựng các quy định pháp luật Việt Nam về mô hình tài trợ bên thứ ba trong tố tụng trọng tài thương mại.
2 Bên thứ ba tài trợ khởi kiện trong trọng tài thương mại quốc tế - Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam / Phạm Thanh Tùng, Trịnh Bình Minh // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 133-144 .- 340
Trọng tài thương mại quốc tế là cơ chế giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, hạn chế được đánh giá là lớn nhất của cơ chế này chính là chi phí trọng tài thương mại quốc tế rất cao. Điều này khiến các bên trong tranh chấp khó tiếp cận được thủ tục trọng tài nếu như họ không có khả năng vững chắc về tài chính, đồng thời khiến quyền tiếp cận công lí của các bên trong tranh chấp không thể đảm bảo. Trong những năm gần đây, “bên thứ ba tài trợ” nổi lên như một giải pháp tháo gỡ gánh nặng tài chính để các bên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thủ tục trọng tài thương mại quốc tế. Bài viết dưới đây nghiên cứu hướng tiếp cận của Pháp và Singapore về “bên thứ ba tài trợ” trong trọng tài thương mại quốc tế, từ đó đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.
3 Thời điểm tòa án xem xét thẩm quyền của Hội đồng trọng tài / Huỳnh Quang Thuận // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 51 - 63 .- 340
Bài viết phân tích pháp luật trọng tài Việt Nam về các thời điểm tòa án được xem xét thẩm quyền của hội đồng trọng tài trong tố tụng trọng tài và giới hạn của việc can thiệp. Thông qua việc so sánh với pháp luật nước ngoài mà chủ đạo là Pháp, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với vấn đề trên dựa trên tiêu chí xây dựng một hệ thống tư pháp trong đó tòa án “hỗ trợ tối đa, ca thiệp tối thiểu” vào hoạt động trọng tài.
4 Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án quốc gia khi trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp ở nước ngoài – kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam / Huỳnh Quang Thuận // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 101-114 .- 341.5
Bài viết phân tích các quy định pháp luật, thực tiễn xét xử của Việt Nam và các nước trên thế giới về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án quốc gia khi Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam.
5 Tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài: Kinh nghiệm nước ngoài cho Việt Nam / Đỗ Văn Đại // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 02 (150) .- Tr. 77 – 91 .- 340
Tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài là một nội dung quan trọng của pháp luật trọng tài. Tùy theo hệ thống và thời kỳ, loại tranh chấp này được ghi nhận theo cách thức khác nhau và mức độ khác nhau. Bài viết phân tích những thay đổi tích cực trên thế giới về vấn đề tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài. Bài viết cũng chỉ ra những hạn chế trong pháp luật hiện hành của Việt Nam. Từ đó, đưa ra những đề xuất để phát triển hệ thống trọng tài của Việt Nam, nhất là liên quan tới loại tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài.
6 Thẩm quyền trọng tài đầu tư quốc tế đối với yêu cầu phản tố- có thể mong đợi gì từ phán quyết trọng tài gần đây? / Nguyễn Thị Lan Hương, Võ Tấn Huy // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 26-41 .- 343.597 08
Bài viết này thảo luật về các cơ sở pháp lý đối với thẩm quyền của trọng tài đầu tư trong việc xem xét yêu cầu phản tố của quốc gia bị đơn trong bối cảnh giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Bài viết cũng bình luận về hai phán quyết trọng tài đầu tư mới được ban kiện Cộng hòa Ecuador, và thảo luận về những thay đổi trong quan điểm của các hội đồng trọng tài đầu tư về vấn đề này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số gợi ý về mặt chính sách cho Việt Nam.
7 Cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa đối với lĩnh vực ngân hàng / Thái Lan Anh // Ngân hàng .- 2022 .- Số 21 .- Tr. 29-35 .- 340
Bài viết giải thích cụ thể hơn về xu hướng này, về lý do, tính cần thiết của sự dịch chuyển đó cũng như thực trạng của Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng thông qua cơ chế ADR, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị để tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, góp phần duy trì và củng cố mối quan hệ ngân hàng- khách hàng cũng như giảm thiểu áp lực về khối lượng công việc cho cơ quan tiến hành tố tụng.
8 Về thời hạn giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại / Ngô Văn Hiệp // Luật học .- 2022 .- Số .- Tr.19-22 .- 346.5970702632
Thời hạn giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các thương nhân khi họ muốn kiện đối tác ra cơ quan tài phán. Mặc dù pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể về vấn đề này nhưng quá trình thực thi đã nảy sinh một số tồn tại, bất cập. Chính vì vậy, đòi hỏi của thực tiễn đặt ra là vấn đề này phải được nghiên cứu thấu đáo để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật liên quan cũng như cơ chế thực thi trên thực tiễn.
9 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở Hoa Kỳ / Lê Xuân Tùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 36-39 .- 340
Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ORD) được phát triển dưới dạng công nghệ ở Hoa Kỳ và Canada vào những năm 1990. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, các hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến đã phát triển do các tiến bộ công nghệ bao gồm trọng tài, hòa giải, thương lượng và đàm phán và Bắc Mỹ được xem là địa điểm mà hầu hết các hoạt động ban đầu của ODR diễn ra.Bài viết nghiên cứu đường hướng pháp luật đối với việc giải quyết tranh chấp trực tuyến ngoài Tòa án tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam.
10 Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật / Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Thị Thanh Thuỷ // Nghề luật .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 7 – 13 .- 340
Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án. Với nhiều ưu thế như: Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tính linh hoạt, tiết kiêmk thời gian, chi phí, đảm bảo bí mật kinh doanh; phán quyết trọng tài là phán quyết cuối cùng, có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên và không những được thi hành trong nước mà còn cả ở 157 nước thành viên theo Công ước New York về Công nhận và Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài năm 1958 mà Việt Nam là thành viên. Vì những ưu điểm này mà trong những năm gần đây phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được cộng đồng doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập cần nghiên cứu và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật.