Quảng cáo lan truyền : phản ứng cảm xúc, thái độ và dự định chia sẻ của người xem
Tác giả: Phạm Thị Trúc Ly, Đinh Tiên Minh, Lương Xuân HỷTóm tắt:
Đề tài nghiên cứu áp dụng mô hình về khả năng xử lý trung gian hạn chế của Lang (2000, 2006, 2009) nhằm kiểm nghiệm tác động của cảm xúc sau khi xem video quảng cáo lan truyền (viral ad) của người tiêu dùng Việt Nam đến thái độ và dự định chia sẻ của họ. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm (Experiment Research Design) được sử dụng nhằm kiểm định các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy phản ứng cảm xúc dễ chịu (pleasant) với video viral ad sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người xem đối với thương hiệu và dự định chia sẻ nó đến với người khác và ngược lại, phản ứng cảm xúc khó chịu (unpleasant) sẽ làm cho thái độ của người xem trở nên tiêu cực hơn và dự định chia sẻ rất thấp. Còn lại, thái độ và dự định chia sẻ sẽ ở mức trung bình nếu video ad cảm giác trung dung (coactive). Các phát hiện của nghiên cứu này đã đóng góp thêm vào kiến thức marketing trong nghiên cứu về cảm xúc và phản ứng thái độ đối với quảng cáo bằng cách khái niệm hóa giai điệu cảm xúc theo góc nhìn đa chiều cho phép không chỉ tích cực hay tiêu cực mà còn cả giai điệu cảm xúc hợp tác hỗn hợp.
- Nghiên cứu tác động của logistics trong cửa hàng đến ý định mua lại của người tiêu dùng tại Hà Nội
- Ý định mua thực phẩm xanh của người tiêu dùng Việt Nam : góc nhìn từ lý thuyết giá trị tiêu dùng
- Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
- Sự hài lòng của người tiêu dùng sản phẩm kẹo truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm trà của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội