Tác động của ô nhiễm môi trường, FDI, năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Dương Hoàng Anh, Ngô Ngân HàTóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và phân tích đồng tích hợp Johansen để phân tích tác động trong ngắn hạn và dài hạn của ô nhiễm môi trường, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1989 - 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn và dài hạn, ô nhiễm môi trường, FDI, năng lượng tái tạo đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời, thông qua kết quả phân tích phản ứng đẩy (IRFs) cho thấy, trong ngắn hạn, sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do cú sốc của chính tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, FDI và năng lượng tái tạo được đánh giá chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ vào sự tăng trưởng này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất khuyến nghị chính sách cho Việt Nam liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường, thu hút FDI có chất lượng và phát triển năng lượng tái tạo nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.
- Xác định các rủi ro từ phía chủ đầu tư trong giai đoạn thi công xây dựng chung cư thương mại
- Tính toán mô men kháng nứt của tiết diện dầm bê tông cốt thép ứng với mô hình ứng xử phi tuyến song tuyến tính của bê tông
- Xử lý phenol trong nước thải bằng công nghệ sinh học ở quy mô phòng thí nghiệm
- Nghiên cứu đánh giá khả năng chống cháy của các tấm bê tông cốt thép giản đơn theo Tiêu chuẩn ACI 216.1M-14
- Khả năng sử dụng bùn thải và đá thải trong khai thác khoáng sản quặng đồng Sin Quyền kết hợp tro bay nhiệt điện để chế tạo bê tông đầm lăn làm móng đường giao thông