Chính sách phúc lợi xã hội của Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
Tác giả: Lê Phương HòaTóm tắt:
Phúc lợi xã hội là một bộ phận của thu nhập quốc dân, được dùng để làm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tình thần của người dân trong xã hội. Có nhiều cách tiếp cận phúc lợi xã hội khác nhau, theo nghĩa hẹp phúc lợi xã hội là sự chuyển giao phúc lợi cho các nhóm dối tượng dễ gặp tổn thương. Một số nhà hoạch định chính sách đảnh đồng bảo trợ xã hội với mạng lưới an sinh xã hội hay những can thiệp nhằm tạo điều kiện để người nghềo chống lại các cú sốc trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Một sô khác có cách tiếp cận rộng hơn, bao gồm trợ cấp giáo dục, y tế, tạo việc làm, các chương trình tín dụng vi mô, củng như mạng lưới an toàn cho các nhóm có thể dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Tại Thái Lan, hệ thống phúc lợi xã hội được hình thành từ khả sớm nhưng các chính sách đầu tư cho phúc lợi xã hội mới chỉ thực sự được chú trọng từ thời Thủ tướng Thaksin với chính sách “dân túy”. Từ đó đến nay, chính sách phúc lợi xã hội của Thải Lan đã gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn để cần giải quyết. Việt Nam là nước đi sau Thải Lan về thu nhập và một số vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, đồng thời Việt Nam củng là nước đang trên đường tiến vào ngưỡng dân số già hóa như Thái Lan. Những bài học về phúc lợi xã hội ở Thái Lan có ý nghĩa thực tiễn đối với xây dựng và hoàn thiện chính sách phúc lợi xã hội ở Việt Nam trong vấn đề xác định đối tượng trợ giúp và phương thức trợ giúp xã hội.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính