CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thái Lan
1 Kinh nghiệm phát triển ngành Halal của Thái Lan / Đinh Công Hoàng // .- 2023 .- Số 05 (213) - Tháng 5 .- Tr. 44 - 51 .- 327
Thị trường Halal đã và đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Ngày nay, đối tượng tiêu dùng sản phẩm Halal không chỉ dùng trong phạm vi 57 quốc gia Hồi giáo trên thế giới, mà nó còn là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng tại các quốc gia phi Hồi giáo khác. Đối với các nước Hồi giáo, phát triển thị trường Halal mang ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ nét văn hóa cũng như thể hiện sự tôn trọng và đáp ứng những yêu cầu của kinh Qur’an, luật Shariah và tiêu chuẩn Halal. Còn đối với những nước phi Hồi giáo, đây là cơ hội tốt cho các nước phát triển lĩnh vực kinh tế mới phù hợp với xu thế chung của thế giới về phát triển ngành công nghiệp không khói và bảo vệ môi trường, đồng thời là cơ hội cho các nước khai thác tiềm năng mới của “con gà đẻ trứng vàng” này. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích kinh nghiệm quốc tế của Thái Lan, đây là một quốc gia phi Hồi giáo nhưng tốc độ tham gia thị trường Halal rất lớn. Vậy quốc gia này đã xây dựng chiến lược phát triển ngành Halal như thế nào? Và làm cách nào để sản phẩm Halal có mặt trên toàn thế giới, đặc biệt là những quốc gia Hồi giáo tin dùng? Việt Nam sẽ rút ra bài học như thế nào về phát triển ngành Halal phù hợp với điều kiện trong nước và đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế?
2 Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành mía đường: kinh nghiệm của thái lan và bài học cho Việt Nam / Ma Ngọc Ngà // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 102-111 .- 658
Thái Lan là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp. Các hợp đồng nông nghiệp là cơ sở quan trọng để Chính phủ thiết lập các kế hoạch phát triển nông nghiệp. Trong liên kết nông nghiệp, vai trò của các công ty tư nhân là cung ứng đầu vào tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật và mua sản phẩm đầu ra của nông dân. Mía đường là một trong những ngành được coi là thành công nhất của Thái Lan trong việc phát huy sức mạnh của mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Từ kinh nghiệm của Thái Lan, bài viết đưa ra một số bài học và gợi ý chính sách cho Việt Nam trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành mía đường.
3 Hợp tác đào tạo - giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI / Nguyễn Hữu Phúc // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11(272) .- Tr. 57-66 .- 327
Những nhân tố tác động đến sự hợp tác đào tạo - giáo dục Việt Nam - Thái Lan trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI; Một số thành tựu trong hợp tác đào tạo giáo dục Việt Nam - Thái Lan trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI; Một số hợp tác giáo dục giữa Đại học Huế với các trường Cao đẳng trên tỉnh Thừa Thiên Huế với các trường Đại học của Thái Lan; Một vài gợi ý hợp tác trong thời gian tới.
4 Tác động từ chính sách thuế thu nhập cá nhân của Thái Lan đến vấn đề phân phối thu nhập và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hà Phương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 11(120) .- Tr. 21-32 .- 330
Bài viết tập trung nghiên cứu mục tiêu cụ thể và nội dung của chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Thái Lan qua các thời kỳ; Những thay đổi đó có tác động đến vấn đề phân phối thu nhập của Thái Lan; Bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam trong việc áp dụng các chính sách thuế thu nhập cá nhân để điều tiết phân phối thu nhập.
5 So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với Thái Lan và Philippines / Nguyễn Thị Thanh Lam, Nguyễn Thị Phượng, Đỗ Thị Thanh Tâm // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 (271) .- Tr. 72-81 .- 327
So sánh môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam với hai nước có nhiều nét tương đồng khác trong khu vực là Thái Lan và Philippines, từ đó chỉ ra ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại của môi trường đầu tư Việt Nam so với hai nước còn lại.
6 Hình ảnh Việt Nam qua các tiêu đề báo điện tử của Thái Lan / Nguyễn Thị Thùy Châu // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 4(265) .- Tr. 59-71 .- 800
Làm rõ hình ảnh của Việt Nam thông qua nội dung và ý nghĩa các tiêu đề bài báo điện tử đề cập đến Việt Nam trên một số trang báo điện tử nổi tiếng nhất của Thái Lan trong giai đoạn 2020-2021 nhằm giúp người đọc thấy được toàn cảnh Việt Nam được hiện lên qua báo chí Thái Lan như thế nào. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần gợi ý một số biện pháp nhằm quảng bá hình ảnh của Việt Nam để có thể nâng cao vai trò và vị trí của nước ta trong khu vực và quốc tế.
7 Một số đặc điểm của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Thái Lan (có liên hệ với tiêng Việt) / Đào Thị Lan Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 7(300) .- Tr. 60-72 .- 400
Tìm hiểu đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Thái Lan trên phương diện đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa cách sử dụng và chức năng từ loại.
8 Quan hệ chính trị và kinh tế của Thái Lan – Campuchia từ năm 2008 đến năm 2016 / Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 39 - 47 .- 327
Phân tích những biến chuyển trong quan hệ chính trị và kinh tế của hai nước, nhận diện được yếu tố chính trị trong nước mà cụ thể là chính phủ nào nắm quyền và lợi ích kinh tế của họ là gì, yếu tố tiên quyết ảnh hưởng và định hình mối quan hệ giữa Thái Lan và Cam puchia là như thế nào?.
9 Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thaksin (2001 – 2006) và một số gợi ý cho Việt Nam / Lê Thị Anh Đào // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 1 .- Tr.42 – 48 .- 327
Phân tích chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thaksin và một số gợi ý cho Việt Nam.
10 Phát triển giáo dục bậc cao phục vụ tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan / ThS. Đỗ Đức Thắng // Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông .- 2016 .- Số 7 (131)/2016 .- Tr. 34-42 .- 327
Phân tích các chính sách và thực trạng phát triển giáo dục bậc cao và đánh giá vai trò của giáo dục bậc cao đối với tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan trong quá trình công nghiệp hóa.