CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chống lãng phí
1 Cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công tại Việt Nam / Nguyễn Đào Tùng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 - Số 286 - Tháng 04 .- Tr. 6 - 8 .- 658
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh nguồn lực quốc gia còn hạn chế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao. Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) hiệu quả, hiệu lực là một nội dung trọng tâm của công tác THTK, CLP, bởi TSC là nguồn lực vật chất to lớn, trực tiếp phục vụ hoạt động của nhà nước nói riêng và mục tiêu phát triển quốc gia nói chung, đặc biệt là trong kỷ nguyên vươn mình. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 (Luật THTK, CLP 2013) [1] đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức và đạt được những kết quả bước đầu [6]. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành, Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Báo cáo này tập trung phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng THTK, CLP trong lĩnh vực TSC, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
2 Hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ / Đào Vũ, Phạm Quang Huy, Nguyễn Đức Thịnh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 49-51 .- 340
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014. Qua gần 10 năm thực hiện Luật, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn việc thực hiện Luật cũng đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, bất cập nhất định trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; do đó, cần phải nghiên cứu sửa đổi để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
3 Hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ / Đào Vũ, Phạm Quang Huy, Nguyễn Đức Thịnh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 49-51 .- 340
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014. Qua gần 10 năm thực hiện Luật, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn việc thực hiện Luật cũng đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, bất cập nhất định trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; do đó, cần phải nghiên cứu sửa đổi để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4 Quản lý nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công / Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Ngọc Sơn, Vũ Thị Kim Yến // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 29-32 .- 332
Nền kinh tế tăng trưởng đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản công được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, lâu dài đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay, để bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn lực quan trọng này phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
5 Nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng / Đỗ Đức Hồng Hà, Nguyễn Hồng Sơn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 35-42 .- 340
Tiết kiệm, chống lãng phí đã được Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khi đề cập đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã chỉ rõ: “Công tác phòng, chống lãng phí chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý lãng phí vẫn còn hạn chế... lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp... ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”. Lãng phí đã, đang và tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong Nhân dân, là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi làm rõ hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020; giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và năm tiếp theo; đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở nước ta trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.