Giá trị cảnh quan kiến trúc nhà thờ công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ
Tác giả: Tạ Quốc Khánh, Nguyễn Thị Hương Mai, Nguyễn Phú Đức, Hoàng Anh ĐứcTóm tắt:
Theo ghi chép của chính sử, ngay từ năm 1533, Công giáo đã vào đồng bằng Bắc Bộ và vùng đất Quần Anh (Nam Định) là nơi đầu tiên Công giáo có mặt, rồi từ đó lan tỏa ra nhiều làng quê Việt, kéo theo đó là hàng loạt nhà thờ lần lượt được xây dựng lên. Bên cạnh những nhà thờ Công giáo mang đặc trưng phong cách kiến trúc phương Tây thì cũng có nhiều nhà thờ đã có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc phương Tây (ở lớp vỏ bên ngoài) với phong cách kiến trúc cổ truyền (ở bộ khung gỗ bên trong công trình). Niên đại hiện còn của những nhà thờ Công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền cơ bản là khoảng cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Sự hiện diện của những nhà thờ như vậy cũng đã góp phần làm giàu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt nói chung, làm phong phú kiến trúc truyền thống ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
- Nhận diện các giải pháp thiết kế kiến trúc thích ứng bản địa trong thiết kế nhà thờ Công giáo tại giáo phận Bùi Chu
- Tính toán thiết kế bếp khí hóa sinh khối phục vụ cho nhu cầu dân sinh ở các vùng nông thôn và miền núi
- Cải tạo chung cư cũ và xu hướng quy hoạch tái thiết đô thị trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
- Quy hoạch không gian ngầm theo hướng tự chủ công nghệ
- Phát triển nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc trên cơ sở giữ gìn giá trị kiến trúc truyền thống