Điện hạt nhân Trung Quốc - Hiện tại và tương lai
Tác giả: Đinh Ngọc QuangTóm tắt:
Là quốc gia đã thử nghiệm thành công bom nguyên tử (bom A) vào năm 1964, bom nhiệt hạch (bom H) vào năm 1967, nhưng phải 30 năm sau (1994), Trung Quốc mới có nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đầu tiên được xây dựng và vận hành. Với dân số hơn 1,4 tỷ người và gần 2/3 tổng sản lượng điện do các nhà máy điện than cung cấp, Trung Quốc có lượng phát thải carbon nhiều nhất thế giới. Với mục tiêu giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường, những năm gần đây, việc phát triển ĐHN đã được Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Quốc gia này đã trở thành nước thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) về số lượng lò phản ứng (LPƯ) đang hoạt động và sản lượng ĐHN; đồng thời là nước có số lượng LPƯ đang xây dựng nhiều nhất thế giới (30/64). Bài viết chia sẻ tình hình phát triển ĐHN trong hiện tại và tương lai của Trung Quốc.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính