CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Năng lượng tái tạo
1 Điện hạt nhân Trung Quốc - Hiện tại và tương lai / Đinh Ngọc Quang // .- 2024 .- Số 10 (787) .- Tr.52-54 .- 621
Là quốc gia đã thử nghiệm thành công bom nguyên tử (bom A) vào năm 1964, bom nhiệt hạch (bom H) vào năm 1967, nhưng phải 30 năm sau (1994), Trung Quốc mới có nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đầu tiên được xây dựng và vận hành. Với dân số hơn 1,4 tỷ người và gần 2/3 tổng sản lượng điện do các nhà máy điện than cung cấp, Trung Quốc có lượng phát thải carbon nhiều nhất thế giới. Với mục tiêu giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường, những năm gần đây, việc phát triển ĐHN đã được Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Quốc gia này đã trở thành nước thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) về số lượng lò phản ứng (LPƯ) đang hoạt động và sản lượng ĐHN; đồng thời là nước có số lượng LPƯ đang xây dựng nhiều nhất thế giới (30/64). Bài viết chia sẻ tình hình phát triển ĐHN trong hiện tại và tương lai của Trung Quốc.
2 Quy trình cấp phép cho dự án điện gió ngoài khơi: Kinh nghiệm của một số quốc gia thuộc Khối Hợp tác năng lượng biển Bắc và bài học cho Việt Nam / Lê Minh Nhựt, Trần Quang Huy // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 85 – 95 .- 340
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng khổng lồ về điện gió ngoài khơi, đây cũng là một trong những loại năng lượng chủ đạo để chúng ta hoàn thành cam kết tại COP 26. Tuy nhiên, hiện nay các quy định về phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập. Bài viết này sẽ đi vào phân tích quy định về phát triển điện gió ngoài khơi của Tổ chức Hợp tác năng lượng Biển Bắc trên phương diện về cấp phép dự án, từ đó, đưa ra những kiến nghị cho pháp luật Việt Nam.
3 Hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả thu hút và hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo / Nguyễn Thanh Hà // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 33 – 35 .- 340
Chuyển đổi xanh và phát triển năng lượng tái tạo là một trong những mục tiêu quốc gia của Việt Nam để đạt được cam kết quốc tế về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Qua việc tham gia UNFCC (1992), ký kết thành công JETP (2022), tham gia các FTA thế hệ mới trong lĩnh vực về đầu tư, thương mại, năng lượng, Việt Nam được coi là cơ hội đầu tư mới của quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhưng thực tế lại chưa thu hút đầu tư hiệu quả trong lĩnh vực này do thiếu các cơ chế, chính sách và pháp luật mang tính đồng bộ, rõ ràng và ổn định. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra một số vướng mắc, rào cản từ kinh nghiệm đúc kết trong quá trình tư vấn pháp luật thực tiễn, từ đó đưa ra gợi ý hoàn thiện chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu quả thu hút, hỗ trợ đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở UAE / Lê Bích Ngọc // .- 2023 .- Số 07 (215) - Tháng 7 .- Tr. 38 - 49 .- 327
Hiện nay UAE đã trở thành một trong những quốc gia phát triển năng lượng hiệu quả nhất và là một trong những nhà cung cấp điện mặt trời giá rẻ nhất thế giới. Mặc dù là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trong khu vực, nhưng UAE vẫn ưu tiên và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo với mục tiêu đầy tham là dẫn đầu khu vực về phát triển năng lượng tái tạo. Để thực hiện được mục tiêu này không thể không nhắc đến các yếu tố để phát triển năng lượng tái tạo ở UAE.
5 Hydrogen trong cân bằng năng lượng toàn cầu / Hồ Sĩ Thoảng, Lưu Cẩm Lộc // .- 2024 .- Số (1+2) .- Tr. 49-52 .- 500
Nền kinh tế hydrogen (Hydrogen economy) đang được nhiều quốc gia trên thế giới hiện thực hóa để góp phần đáp ứng yêu cầu cứu hành tinh khỏi thảm họa môi trường do phát thải CO2 ngày càng tăng. Để tồn tại và phát triển, nhân loại sẽ phải dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo chủ yếu là Mặt trời, gió, nước và sinh khối...; trong hệ năng lượng đó, hydrogen có thể được coi là nhân tố trung tâm nhằm cân bằng năng lượng toàn cầu.
6 Pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam - Một số bất cập và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Tình // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 78-92 .- 340
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, tự nhiên, liên tục được bổ sung, tái sử dụng vô hạn, như năng lượng từ mặt trời, gió, nước, địa nhiệt, sinh khối, nhiên liệu sinh học… Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, cùng với việc thực hiện mục tiêu của Paris COP21 là đảm bảo sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ nay đến năm 2100 ở mức dưới 2°C, việc đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo, từng bước thay thế dần nguồn năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí) - nguyên nhân phát ra 2/3 lượng khí nhà kính (CO2) là một trong những biện pháp trọng yếu mà Việt Nam và quốc tế đang theo đuổi. Quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo buộc phải có sự thay đổi về chính sách, pháp luật, công nghệ..., trong đó pháp luật là một trong những yếu tố mang tính chất bản lề, tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo tại mỗi quốc gia. Bài viết giới thiệu hiện trạng hệ thống pháp luật về năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay và những vướng mắc pháp lí cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian tới ở Việt Nam.
7 Các trở ngại và cơ hội trong thiết kế công trình cân bằng năng lượng (ZEBs) ở Việt Nam / Phạm Thị Hải Hà, Nguyễn Công Thịnh, Nguyễn Thị Khánh Phương, Đỗ Hải Hưng // .- 2023 .- Tháng 12 .- Tr. 24-31 .- 720
Phân tích những trở ngại và cơ hội trong thiết kế ZEBs ở Việt Nam trên cơ sở phân tích kinh nghiệm triển khai mô hình này trên thế giới. Kinh nghiệm từ Nhật Bản trong thực thi thành công khái niệm “Họ ZEB” được xem xét như bài học khả thi cho Việt Nam.
8 Phát triển hydro trong lộ trình chuyển dịch năng lượng và gợi ý từ góc độ chính sách khoa học và công nghệ / Lê Việt Cường, Nguyễn Văn Thạo // .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 22-25 .- 363
Cùng với những giải pháp về phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển nguồn điện có phát thải carbon thấp…, hydro và những dẫn xuất của hydro có vị trí ngày càng quan trọng trong lộ trình chuyển dịch năng lượng. Với Việt Nam, bài viết chỉ ra những khó khăn, thách thức phát triển nguồn năng lượng hydro và cần có giải pháp liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ2 (KH&CN) để đạt được mục tiêu đề ra.
9 Đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam / Hoàng Thị Thinh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 65 - 69 .- 330
Phát triển năng lượng tái tạo là động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước. Trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo có sự tham gia của nhiều chủ thể với các lợi ích khác nhau. Do đó, việc đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo vẫn còn tồn tại những thách thức, bất hợp lí. Trong phạm vi bài viết, tác giả làm rõ sự cần thiết của việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo nói riêng và phát triển bền vững đất nước nói chung.
10 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam / Phạm Thị Kim Ngọc, Đoàn Thị Thu Trang // .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 95 - 100 .- 658
Phát triển năng lượng tái tạo là động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước. Trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo có sự tham gia của nhiều chủ thể với các lợi ích khác nhau. Do đó, việc đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo vẫn còn tồn tại những thách thức, bất hợp lí. Trong phạm vi bài viết, tác giả làm rõ sự cần thiết của việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo nói riêng và phát triển bền vững đất nước nói chung.