Bốn thập kỉ đổi mới và xu hướng phát triển của luật hành chính Việt Nam
Tác giả: Bùi Tiến ĐạtTóm tắt:
Luật hành chính Việt Nam là lĩnh vực khoa học pháp lí hình thành muộn và phát triển chậm. Lĩnh vực này ở Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc về lí luận và thực tiễn từ luật hành chính Xô Viết, chỉ thực sự hình thành như một khoa học pháp lí kể từ thời kì Đổi mới năm 1986 đến nay. Hiện nay, luật hành chính Việt Nam vẫn phản ánh một nền hành chính nhà nước đang trong quá trình chuyển đổi. Bài viết này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của luật hành chính Việt Nam trong bốn thập kỉ gần đây, từ đó nhận định các xu hướng phát triển của luật hành chính Việt Nam trong tương lai. Trải qua gần 40 năm của thời kì Đổi mới, luật hành chính Việt Nam phần nhiều thể hiện một nền hành chính nhà nước phục vụ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi của thời kì Đổi mới, luật hành chính Việt Nam đã có những cải cách tích cực nhằm đổi mới nền quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả. Xu hướng phát triển của luật hành chính Việt Nam trong tương lai sẽ ngày càng thể hiện rõ những lí luận về nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền con người trên thực tế.
- Thực tiễn xét xử án hành chính
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Bàn về một số nội dung cơ bản xung quanh tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Bất cập trong các quy định về sự có mặt của kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp theo Luật tố tụng hành chính năm 2015
- Bất cập trong các quy định pháp luật về tài sản không được kê biên để bán đấu giá trước khi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính