Khái quát giáo dục thời Trần (thế kỷ XII -XIV)
Tác giả: Nguyễn Thị Phương ChiTóm tắt:
Những nét chính về giáo dục thời Trần đại lược gồm những điểm sau: Sự biến đổi về khoa cử, nội dung giáo dục; Giáo dục Nho học ngày càng phát triển và chiếm ưu thế; Giáo dục thời Trần đã đào tạo được một đội ngũ trí thức Nho học có trình độ học vấn tham gia bộ máy quản lý nhà nước; Giáo dục đã tạo điều kiện cho chữ Nôm phát triển. Thông qua giáo dục và thi cử nhà nước đã tuyển chọn được đội ngũ quan lại tài giỏi phục vụ đất nước. Triều đình nhà Trần trọng dụng những người thực tài mà không kể đến đường xuất thân. Đây cũng là điểm đặc biệt của một triều đại từng đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên, nội dung giáo dục thời kỳ đầu do thiếu tư liệu nên hạn chế việc làm rõ vấn đề này. Đến năm 1396, phép thi đã đủ văn tự bốn trường.
- Chuyển đổi số trong giáo dục đại học - Những thách thức
- Mô hình tham chiếu phục vụ chuyển đổi số công tác đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học
- Một số cơ hội và thách thức trong đào tạo chương trình chất lượng cao khối Kinh tế ở Việt Nam
- Nâng cao hiệu quả công tác Cố vấn học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ tại trường đại học
- Hoạt động đào tạo nội bộ tại một số doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất mô hình đánh giá thực trạng