Tác động của đô thị hóa đến bất bình đẳng thu nhập: Nghiên cứu với dữ liệu cấp tỉnh ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài ThuTóm tắt:
Nghiên cứu này đánh giá tác động của đô thị hóa đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam với dữ liệu của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn 2015-2019. Kết quả từ mô hình tác động cố định cho thấy tồn tại mối quan hệ chữ U ngược giữa mức độ đô thị hóa và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Đô thị hóa trong giai đoạn đầu làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập, tuy nhiên sau khi vượt qua một ngưỡng nhất định, đô thị hóa làm giảm bất bình đẳng. Nghiên cứu này cho thấy bất bình đẳng ở các tỉnh của Việt Nam có xu hướng giảm xuống khi tỷ lệ đô thị hóa vượt qua ngưỡng khoảng 35,18%. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với kết quả ở một số nghiên cứu trên thế giới, cho thấy quá trình đô thị hóa ở Việt Nam có tính bao trùm khá cao. Tuy nhiên với tỷ lệ đô thị hóa đang tương đối thấp ở nhiều tỉnh thành, đẩy mạnh đô thị hóa trong thời gian tới có nguy cơ làm gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam. Kết quả có được hàm ý rằng các chính sách hướng tới giảm bất bình đẳng thu nhập cần phù hợp với giai đoạn đô thị hóa ở các địa phương.
- Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
- Tác động của phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến bất bình đẳng thu nhập: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
- Tác động của FDI, độ mở thương mại và di cư đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia đang phát triển
- Kinh nghiệm giải quyết bất bình đẳng thu nhập ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
- Ảnh hưởng của COVID-19 đến lao động phi chính thức và bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam