Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Tác giả: Lâm Mỹ Hạnh, Đoàn Thanh HàTóm tắt:
Bài viết nghiên cứu về tác động của vốn đầu tư, lao động và hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) giai đoạn 2005–2021. Kết quả từ mô hình bình phương bé nhất (OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) đều cho thấy vốn Nhà nước (VNN) và vốn tư nhân (VTN) có tác động cùng chiều đến tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động yếu đến tăng trưởng kinh tế. Điều này liên quan đến khả năng hấp thụ lan tỏa công nghệ và kinh nghiệm quản lý vốn FDI của từng khu vực. Ngược lại, biến lao động có tác động yếu đến GDP. Các biến đại diện cho hạ tầng như biến công nghệ thông tin (CNTT) được tính từ số lượng thuê bao điện thoại và internet không có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, trong khi biến vận chuyển hàng hóa (VCHH) gồm khối lượng VCHH đường bộ và đường thủy có tác động đến GDP.
- Mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
- Tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường tại các quốc gia ASEAN+5
- Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam
- Đầu tư công tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
- Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam