Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh giao thương khu vực Đông Á thế kỷ XVI-XVII
Tác giả: Nguyễn Văn KimTóm tắt:
Từ nhiều thế kỷ trước đây, Nhật Bản từng có mối giao thương rộng lớn với thế giới bên ngoài. Đến thế kỷ XVI-XVII, trong bối cảnh hệ thống giao thương quốc tế có những phát triển sôi động, Nhật Bản đã chủ động thiết lập quan hệ, tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế. Hoạt động của các đoàn thuyền Châu ấn và chính sách tỏa quốc mà Mạc phủ Edo thực hiện sau đó đã để lại hệ quả nhiều mặt với Nhật Bản và các xã hội châu Á. Nhìn nhận hoạt động, vai trò của Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á và thế giới thế kỷ XVI-XVII, bài viết muốn góp phần làm rõ vị thế địa - kinh tế, chiến lược của Nhật Bản; chủ trưởng, cách thức thiết lập quan hệ của chính quyền Edo với các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời qua đó phân tích vai trò của các quốc gia, không gian biển Đông Nam Á với sự phát triển chung của khu vực.
- Độ lún của móng cọc có xét ảnh hưởng của các móng lân cận
- Nghiên cứu tác động của dòng thấm đến sức kháng ma sát cọc
- Nghiên cứu tính chất của vữa geopolymer gốc tro bay kết hợp với tro bã mía
- Giá trị bền vững trong phát triển kiến trúc tại Việt Nam
- Hướng tới sự phát triển bền vững của kiến trúc Việt Nam